Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát của Trung Quốc tăng lên cao do lũ lụt

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Chính phủ Trung Quốc ngày 11/8 cho biết lạm phát giá tiêu dùng của nước này tăng cao trong tháng 7/2010, do đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng một thập kỷ qua đã phá hủy mùa màng, cắt đứt các tuyến đường giao thông và đẩy giá lương thực lên cao.

Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2010 của nước này đã tăng 3,3%, cao hơn so với mức tăng 2,9% của tháng trước đó, chủ yếu do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết xấu và lũ lụt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ông Sheng Laiyun, người phát ngôn của cơ quan này, khẳng định Trung Quốc có thể giữ giá tiêu dùng "cơ bản ổn định" trong năm nay và đạt được mục tiêu lạm phát 3% mà chính phủ đề ra.

Ông cho rằng hiện có nhiều nhân tố giúp kiềm chế đà tăng giá hơn là những nguyên nhân làm tăng giá, ám chỉ tới việc tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc và những nỗ lực hạn chế cho vay của chính phủ.

Mặc dù vậy, ông Sheng Laiyun cảnh báo việc tăng lương cũng như giá cả tăng cao trên các thị trường ngũ cốc quốc tế vẫn có thể đẩy giá tiêu dùng lên cao.

Brian Jackson, nhà phân tích cao cấp thuộc ngân hàng Royal Bank of Canada ở Hongkong cho rằng giá tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng tới, buộc các nhà hoạch định chính sách nước này phải tăng lãi suất.

Theo ông Brian Jackson, Trung Quốc sẽ sớm chung xu hướng của khu vực trong việc bình thường hóa chính sách tiền tệ, với khả năng nước này sẽ tăng lãi suất vào quý IV/2010.

Các chỉ số cơ bản khác cũng cho thấy kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, sau khi Bắc Kinh bắt đầu rút lại gói kích thích kinh tế, đóng cửa các nhà máy hoạt động kém hiệu quả và kiềm chế tốc độ tăng giá bất động sản cũng như hoạt động cho vay ngân hàng trong nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế đang phát triển quá nóng.

Trong tháng 7/2010, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 13,4%, thấp hơn so với mức tương ứng 13,7% của tháng trước đó. Trong khi đó đầu tư tài sản cố định tại khu vực đô thị - thước đo mức độ chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng - trong 7 tháng đầu năm 2010 tăng 24,9%, so với mức tăng 25,5% cùng kỳ năm 2009.

Các khoản vay mới trong tháng 7/2010 của Trung Quốc cũng thấp hơn dự báo, khi giảm từ 603,4 tỷ Nhân dân tệ của tháng 6/2010 xuống 532,8 tỷ Nhân dân tệ (78,8 tỷ USD)./.
 
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng nợ châu Âu chỉ đang tạm lắng!
  • Doanh nghiệp nhỏ “đã hết lo khủng hoảng tài chính”
  • Những cạm bẫy hậu khủng hoảng kinh tế
  • Khủng hoảng nợ châu Âu: Loay hoay tìm “đơn thuốc”
  • Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam
  • Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
  • IMF: Kinh tế thế giới không suy thoái lần 2
  • Standard Chartered bớt quan ngại về lạm phát 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!