Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những cạm bẫy hậu khủng hoảng kinh tế

Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam của Nhật Bản và Viện Nghiên cứu kinh tế - tài chính tại TPHCM vừa tổ chức hội thảo “Kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của người Nhật và các cạm bẫy mà nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ gặp phải hậu khủng hoảng kinh tế quốc tế”.

Nhìn một cách bao quát, các chuyên gia Nhật cho rằng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những chuyển biến hết sức khả quan. Các chuyên gia nhận định, cùng với tiến trình toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam buộc phải thích ứng với thông lệ quốc tế. Vì vậy, dù muốn hay không muốn, nó cũng phải chịu ảnh hưởng của các cạm bẫy sau đây của nền kinh tế quốc tế:

Cạm bẫy về dân số: Khi dân số tăng lên, thu nhập bình quân tính theo đầu người sẽ giảm xuống và ngược lại khi cuộc sống của người dân trở nên sung túc, xã hội bước vào thời kỳ dân số giảm sinh, lão hóa. Với cái bẫy này, ta sẽ dễ hình dung hơn khi xem xét đến trường hợp nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc không tăng trưởng. Ví dụ, GDP của Trung Quốc đang tăng nhanh và tiến tới thành một cường quốc kinh tế (người ta dự đoán năm nay Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới) nhưng không vì vậy mà cuộc sống của tất cả người dân nước này trở nên sung túc hơn.

Khi kinh tế phát triển chậm lại, thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm xuống. Vì vậy, tại đất nước có dân số đông nhất thế giới này, khoảng cách về giàu nghèo, sự đối lập giữa các vùng- miền ngày càng trở nên sâu sắc.

Cạm bẫy về tài nguyên: Việc mở rộng quy mô sản xuất sẽ hạ giá thành sản phẩm, tuy nhiên nó sẽ làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu và đẩy giá nguyên liệu lên cao. Theo cách nâng cao hiệu quả sản xuất của thế kỷ 20, phần lớn doanh nghiệp sử dụng rất nhiều nguyên liệu nhằm tạo ra nhiều sản phẩm giá rẻ có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên như hiện nay tiếp tục kéo dài, mô hình sản xuất của thế kỷ trước sẽ không kéo dài trong tương lai.

Cạm bẫy về tỷ giá: Nền kinh tế của Trung Quốc đang phát triển dựa trên đồng nhân dân tệ giá rẻ. Nhiều ý kiến cho rằng, trong năm nay tỷ giá đồng Việt Nam không hạ hơn nữa, nguồn ngoại tệ có thể sẽ chảy vào thị trường chứng khoán. Mặt khác, đầu tư trực tiếp và thương mại quốc tế đang tăng mạnh, vì vậy mục tiêu phát triển do Chính phủ đề ra có thể đạt được.

(Theo ANH KHUÊ // SGGP Online)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng nợ châu Âu: Loay hoay tìm “đơn thuốc”
  • Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam
  • Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
  • IMF: Kinh tế thế giới không suy thoái lần 2
  • Standard Chartered bớt quan ngại về lạm phát 2010
  • Lạm phát được kiềm chế trong giới hạn cho phép
  • Nhận diện đúng lạm phát
  • Cần cảnh giác về một cuộc khủng hoảng mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!