Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát, mối lo lớn nhất của doanh nghiệp

Lạm phát là mối lo lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Ảnh: TL.

Hơn 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia cuộc khảo sát mới nhất của Ngân hàng HSBC cho rằng lạm phát là mối lo ngại lớn nhất của họ trong vòng 6 tháng tới.

Sau lạm phát, hai mối lo kế tiếp của doanh nghiệp Việt Nam thông qua khảo sát là các điều kiện tăng trưởng kinh tế (với 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát đề cập) và các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn (48%).

Những ý kiến này cũng giống như các kết luận từ cuộc khảo sát chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi khác.

Về mức độ lạc quan, mặc dù giảm 8 điểm so với kết quả 6 tháng trước, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn giữ ở mức tích cực, đạt 156 điểm, đứng thứ hai trên thế giới so với mức bình quân toàn cầu là 125 điểm. Có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong sáu tháng tới.

Hơn một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ có tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Con số này cao hơn rất nhiều khi so sánh với tỷ lệ 29% trên toàn cầu. Các ngành nghề chủ yếu mà các doanh nghiệp này tham gia bao gồm nhập khẩu (71%) và xuất khẩu (34%) bên cạnh các ngành khác như tiếp thị sản phẩm/dịch vụ ra thị trường quốc tế thông qua các văn phòng hoặc chi nhánh tại các thị trường này (10%); hay các dịch vụ hỗ trợ khác tại các thị trường nước ngoài như trung tâm tư vấn thông tin, trung tâm hỗ trợ khách hàng (7%).

Khi được hỏi về dự định kinh doanh trên thị trường quốc tế trong hai năm tới, hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia cuộc khảo sát cho biết họ có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc tiếp tục công việc kinh doanh hiện tại tại các thị trường quốc tế; có khoảng một phần năm số doanh nghiệp (18%) có kế hoạch tiến ra thị trường quốc tế trong khi có tới một phần ba số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không hề có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia.

Các doanh nghiệp cho biết nguồn vốn (49%) và những hiểu biết về các vấn đề liên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%) luôn là những quan tâm hàng đầu của họ. Bên cạnh đó, mức độ phức tạp của các chính sách thuế, quản lý ngoại tệ, các quy định của pháp luật địa phương, đối tác và kinh nghiệm kinh doanh tại các thị trường nước ngoài cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, 48% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết họ cần các thông tin phòng ngừa rủi ro về ngoại tệ và các quy định của địa phương, 46% cần biết về các nguồn vốn mà họ có thể tiếp cận. Các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các quy định về thuế và tư vấn về luật pháp nếu muốn kinh doanh tại thị trường quốc tế.

Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy các biện pháp của chính phủ như chính sách tiền tệ, các gói kích cầu kinh tế… đóng một vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng khi 53% số doanh nghiệp được hỏi cho biết các chính sách này hỗ trợ rất nhiều cho công việc kinh doanh của họ. Trong khi đó, 28% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chính nhu cầu nội địa cũng đã giúp nền kinh tế tăng trưởng trong thời gian qua.

Cuộc khảo sát mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu của HSBC được tiến hành hai lần mỗi năm, tổng kết các quan sát và triển vọng phát triển kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thời gian sáu tháng. Thông tin từ cuộc khảo sát này cho thấy mức độ lạc quan về phát triển kinh tế, các kế hoạch đầu tư vốn và tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kết quả từ cuộc khảo sát này được sử dụng để xây dựng chỉ số lạc quan về triển vọng kinh tế với mức điểm từ 0 đến 200, trong đó 200 là mức điểm cao nhất, 0 là mức thấp nhất và 100 là mức trung bình.

Cuộc khảo sát lần này có quy mô lớn nhất với sự tham gia của 6.389 doanh nghiệp từ 21 quốc gia tại châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh.

Tại Việt Nam, có 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cuộc khảo sát. Đây là lần thứ 7 HSBC tiến hành cuộc khảo sát chỉ số lạc quan của các thị trường mới nổi.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!