Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Pháp có thể ra khỏi khủng hoảng trong năm 2010

Giống như hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, Pháp nằm trong tâm bão khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn (subprime). Bởi vậy, bức tranh kinh tế Pháp năm 2009 bao trùm một màu ảm đạm của suy thoái. Chỉ mãi đến cuối năm, nền kinh tế mới có dấu hiệu phục hồi ; tuy nhiên, những dấu hiệu đó cũng chỉ rất mong manh.

 Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ từ đầu quý IV/2008 vẫn tiếp tục kéo dài gần đến hết năm 2009. Mặc dù các biện pháp đối phó với khủng hoảng và tiếp đó là các kế hoạch kích thích kinh tế được tung ra ngay từ cuối năm 2008 cũng không thể đẩy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế lên mức dương cho cả năm 2009. Quý II/2009 là quý đầu tiên sau nhiều quý liên tiếp GDP của Pháp mới đạt được tăng trưởng dương : 0,3%. Mặc dù vậy dự báo cả năm 2009, GDP của Pháp vẫn bị thụt lùi từ 2 đến 2,1% so với năm 2008.

Đầu năm 2009 sản lượng công nghiệp tiếp tục xu hướng giảm sút của cuối năm 2008. Tuy vậy đến cuối năm, sản lượng công nghiệp có dấu hiệu khả quan hơn. Trong 3 tháng (8+9+10/2009), sản lượng công nghiệp chế biến tăng 2,6%, sản lượng toàn bộ ngành công nghiệp tăng 2,2% so với ba tháng trước đó. Nếu phân tích kỹ sẽ thấy sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào sự phục hồi mạnh của các ngành : công nghiệp thép hay chế biến thép (tăng 7,4%) ; công nghiệp ô tô (14,1%) ; công nghiệp cao su, nhựa (4,1%) ; chế tạo máy (5,5%) ; hóa học (4%). Đây cũng chính là các ngành liên quan đến công nghiệp ô tô hoặc bổ trợ cho ngành này. Sự tăng trưởng này dễ hiểu là do chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ Pháp mà cụ thể là chính sách hỗ trợ hủy xe cũ mua xe mới (prime à la casse). Chính sách này cộng với các khuyến mại hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô với mục đích tiêu thụ hàng tồn kho và duy trì sản xuất đã giúp ngành ôtô Pháp đạt thành công bất ngờ.

Các chủ doanh nghiệp đánh giá không khí kinh doanh năm 2009 chỉ đạt mức trung bình kém. Tốc độ giảm sản lượng công nghiệp, quan trọng nhất là các ngành công nghiệp chế biến chậm dần, hàng tồn kho ổn định ở mức thấp so với mức trung bình, tổng số đơn đặt hàng nói chung và đơn đặt hàng từ nước ngoài nói riêng có tăng nhưng vẫn ở mức kém phong phú. Không khí kinh doanh có vẻ dần sôi động hơn bắt đầu từ kỳ II năm 2009.

Bảng các chỉ số về tình hình công nghiệp chế biến Pháp :

 Trung bình (tính từ 1976)07/0909/0910/0911/09
Chỉ số tổng hợp10079868989
Chỉ số tăng giảm sản lượng so với tháng trước4-34-16-11-6
Chỉ số hàng tồn kho145022
Chỉ số tổng đơn đặt hàng-18-68-59-55-55
Chỉ số đơn đặt hàng nước ngoài-13-66-57-49-51
Chỉ số tương lai-9-39-16-10-9

Nguồn : Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia (INSEE)

Nhu cầu thị trường giảm kéo theo đầu tư của các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều giảm. Đầu tư của các doanh nghiệp dự kiến giảm khoảng 7,1% cho cả năm 2009 mặc dù lãi suất cơ bản đã được giảm đến mức thấp nhất trong lịch sử. Trên thực tế, việc cấp tín dụng bị thắt chặt hơn trong các ngân hàng, thêm vào đó các doanh nghiệp cũng không lạc quan về tình hình thị trường và hiệu quả sản xuất, bởi vậy, họ giới hạn mức đầu tư. Các biện pháp kích thích kinh tế đã bước đầu đẩy đầu tư trong kỳ II năm 2009 lên, nhưng nhiều khả năng năm 2010 con số này vẫn có thể giảm khoảng từ 1% đến 2%.

Lạm phát giảm nhưng vẫn duy trì ở mức dương. Lạm phát giảm là do thất nghiệp tăng, lương không tăng, sức mua giảm, nhu cầu tiêu dùng giảm buộc các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất - phân phối không tăng giá để níu kéo khách hàng. Dự báo lạm phát trong năm 2010 có thể chỉ ở mức1,5%.

Mặc dù vậy, tiêu dùng các hộ gia đình chỉ ở mức trung bình, có tăng nhưng không ổn định. Nhìn trên biểu đồ cho thấy, tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp của các hộ gia đình tăng mạnh trong những năm trước khủng hoảng, nhưng bị chững lại và giảm mạnh từ giữa 2008. Đầu năm 2009, tiêu dùng có tăng dưới tác động của các gói kích cầu nhưng sau đó lại tăng giảm thất thường. Những tháng cuối năm 2009 chỉ số này có xu hướng tăng : tháng 8/2009 tiêu dùng sản phẩm công nghiệp các hộ gia đình đạt 22,53 tỷ euros, tháng 9/2009 đạt 22,05 tỷ euros, tháng 10/2009 tăng lên đến 22,28 tỷ euros. Mặc dù được Chính phủ hỗ trợ tiêu dùng trực tiếp, nhưng dự kiến tiêu dùng của các hộ gia đình Pháp trong quý II/2009 chỉ tăng khoảng 0,1% bởi tâm lý người dân vẫn thận trọng trong thời gian khủng hoảng, giảm tiêu dùng, tăng tiết kiệm. Bởi vậy tỷ lệ tiết kiệm năm 2009 có thể đạt được 15,9%. Thêm vào đó tình hình thất nghiệp tăng cao càng ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua.

Kinh tế suy thoái nên thất nghiệp tăng cao là điều không thể tránh khỏi. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong quý II/2009 vào khoảng 9,1% so với 7,1% cuối 2008. Tổng số việc làm bị mất năm 2009 có thể lên tới 420.000 việc làm; trong đó, chỉ có 140.000 việc làm bị mất trong kỳ II/2009. Nhờ vào chính sách việc làm mới của Chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp bước sang kỳ II/2009 tăng chậm hơn và dự kiến xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2010, nhưng có thể với tốc độ chậm hơn.

Cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt trong suốt năm 2009 (xem Bảng tình hình xuất nhập khẩu từ tháng 06 đến tháng 09/2009) :

Đơn vị : triệu euros

2009Nhập khẩuXuất khẩuThặng dư
09-200930 862.0029 107.00-1 755.00
08-200930 647.0028 474.00-2 173.00
07-200931 257.0030 539.00- 718.00
06-200931 253.0027 827.00-3 426.00

Ngân sách Pháp vốn đã thâm hụt nặng nay càng thêm trầm trọng do các gói kích cầu đưa ra. 26 tỷ euros dành cho kế hoạch kích thích kinh tế như Tổng thống Sarkozy đã tuyên bố sẽ đẩy thâm hụt ngân sách làm mất 4 điểm GDP năm 2009 (thay vì 3,1 như dự báo trước đó). Ước tính đến cuối năm 2009, nợ Chính phủ lên tới 1.428 tỷ euros, tương đương 74% GDP của Pháp.

Tóm lại, nền kinh tế Pháp tiếp tục đi vào suy thoái nửa đầu 2009. Bắt đầu từ kỳ II/2009, khi các biện pháp kích thích kinh tế cũng như các gói kích cầu được triển khai mạnh và phát huy tác dụng thì nền kinh tế cũng đưa ra những tin hiệu phục hồi tích cực. Pháp được đánh giá là một trong các nước phát triển ra khỏi khủng hoảng sớm hơn các nước khác và cũng sớm hơn dự đoán của Chính phủ và các nhà kinh tế. Tuy nhiên, các dấu hiệu phục hồi kinh tế nói trên vẫn còn mong manh và tiềm ẩn các nguy cơ suy thoái. Kinh tế Pháp chưa chắc chắn ra khỏi khủng hoảng. Một trong những biểu hiện đó là tâm lý tiêu dùng của người dân chưa ổn định. Họ tiêu dùng vì các gói kích cầu đưa ra chứ không phải nội lực thực tại của mỗi hộ gia đình mà các biện pháp này sẽ dần kết thúc bắt đầu từ cuối năm 2009. Sức mua của người dân không được cải thiện mặc dù lạm phát giảm. Thất nghiệp tăng (dấu hiệu phục hồi kinh tế chỉ giúp ổn định lượng người thất nghiệp chứ không làm giảm thất nghiệp). Các công ty bớt sa thải công nhân, giảm biên chế, nhưng lại không có kế hoạch tuyển thêm người thay thế những người sẽ nghỉ hưu. Pháp cần một chính sách việc làm linh hoạt hơn. Nước Pháp đang rất trông mong vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Á (nổi bật là các nước Đông Nam Á), nhưng xuất khẩu của Pháp lâu nay vẫn bị đánh giá là đang mất dần lợi thế cạnh tranh. Bởi vậy, tình trạng thiểu phát vẫn tiềm ẩn trong nền kinh tế và Chính phủ Pháp đang phải đương đầu với bài toán cân bằng ngân sách.

Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng kinh tế Pháp có thể ra khỏi khủng hoảng trong năm 2010 và phải mất từ 2 đến 3 năm để lấy lại đã tăng trưởng thực sự.

 

(Thitruongnuocngoai)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Cảnh giác nguy cơ lạm phát cao
  • "Châu Á vượt qua khủng hoảng một cách thần kỳ"
  • Áp lực lạm phát ngay từ đầu năm
  • Lạm phát năm 2010 có thể cao hơn dự báo
  • Lạm phát bán lẻ Anh ở mức cao trong 13 tháng
  • Lạm phát khu vực Châu Âu chạm mức cao nhất trong 10 tháng qua
  • Lạm phát ở Italy năm 2009 thấp nhất nửa thế kỉ qua
  • Nga công bố kế hoạch chống khủng hoảng năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!