Thêm một tập đoàn công ty hàng đầu trong ngành tài chính nước Anh sụp đổ, tập đoàn HBOS chuyên cho vay tiền mua nhà vốn. Tập đoàn HBOS là chủ của 2 ngân hàng Halifax Bank và Bank of Scotland.
Trong lúc có thêm nhiều công ty trên thị trường chứng khoán ở New York suy sụp vì cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường thế giới cũng như các ngân hàng khác cũng lâm vào tình trạng xáo trộn. Tại nước Anh, 45.000 người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng có thể lâm vào cảnh thất nghiệp.
Thêm một tập đoàn công ty hàng đầu trong ngành tài chính nước Anh sụp đổ, tập đoàn HBOS chuyên cho vay tiền mua nhà vốn. Tập đoàn HBOS là chủ của 2 ngân hàng Halifax Bank và Bank of Scotland. Lloyds Bank đã đồng ý mua lại tập đoàn HBOS, tuy nhiên thương vụ này sẽ khiến 40.000 người mất việc.
Đề nghị mua lại tập đoàn HBOS được đưa ra vào lúc nhiều người lo sợ về nguy cơ xảy ra một cuộc đổ vỡ tài chính toàn cầu, sau khi một số tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới báo cáo thua lỗ. Tập đoàn đầu tư Lehman Brothers ở New York đã tuyên bố phá sản, vài tập đoàn khác đã được phát mại hoặc được chính phủ Hoa Kỳ bơm tiền vào cứu nguy. Các ngân hàng trung ương Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã bơm hàng trăm tỉ USD vào lĩnh vực ngân hàng để mong có thể tránh một sự sụp đổ toàn diện. Trong khi đó, thị trường chứng khoán khắp nơi rớt giá mạnh.
Tại Nga, trong tuần qua, các giao dịch trên thị trường chính đã ngưng trong 2 ngày vì những xáo trộn tài chính. Vào lúc các cơ quan đặc trách ra lệnh ngưng các giao dịch hôm thứ tư vào giữa phiên giao dịch, chỉ số chứng khoán chủ yếu của Nga, là chỉ số RTS, rớt gần 6,5%, đó là chưa kể trước đó, từ đầu tháng 6 tới nay, chỉ số RTS đã sụt khoảng 50%. Ông Roland Nash, Trưởng ban Nghiên cứu của Renaissance Capital tại London nói, nước Nga không nên lo ngại về tình trạng này: “Tình trạng hiện nay sẽ không tác động lâu dài đến nền kinh tế Nga. Kinh tế của Nga do nhiều yếu tố thúc đẩy, các yếu tố ấy vẫn ổn định. Theo nghĩa đó, Nga có một trong những nền kinh tế vĩ mô lành mạnh nhất thế giới hiện nay”. Tương lai của nước Anh không lạc quan như vậy sau khi các số liệu mới cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đang gia tăng. Sự sụp đổ của Lehman Brothers làm 5.000 người phục vụ văn phòng đại diện của Lehman tại châu Âu mất việc.
Mọi thứ đều đen tối nhưng cũng có người cho rằng tình trạng xáo trộn hiện nay chỉ là một chu kỳ khác trong biểu đồ tài chính. Ông Robbie Clayton, một chuyên viên phân tích tài chính nói: “Trong 10 năm qua, chúng ta đã được hưởng những thành tích kinh tế tốt đẹp. Bây giờ tình trạng như chúng ta đã biết. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một chu kỳ, sẽ có những diễn biến mới xảy ra trong thời gian sắp tới”.
Tuy nhiên trong tình hình bấp bênh hiện nay, các chuyên viên nhận định rằng, cũng còn một thời gian dài nữa trước khi thế giới chứng kiến màn chót của vở kịch khủng hoảng tín dụng hiện nay. Bà Vanessa Rossi, chuyên viên kinh tế quốc tế nói rằng kinh tế các nước châu á đang bị đe dọa: “Tôi có thể ví cuộc khủng hoảng này như một tảng đá lớn rớt xuống mặt hồ ở châu á và tạo ra những làn sóng lớn lan ra khắp các nền kinh tế châu á. Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ tận lực làm việc để cố ngăn chận tình trạng suy sụp vì những lý do riêng của họ, nhưng các nỗ lực đó cũng hết sức thiết yếu đối với nhiều nền kinh tế châu á khác”. Trên các đường phố ở London nơi đặt văn phòng của các công ty tài chính, nhiều người nói họ vẫn đang trong tình trạng chấn động mạnh và bây giờ đang chờ xem những gì sẽ xảy ra.
( Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com