Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Lạm phát năm 2011 dao động khoảng 18%

 

 

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa hoàn thành và trình Chính phủ dự thảo báo cáo kinh tế vĩ mô 8 tháng và dự báo năm 2011-2012. Theo phân tích của ủy ban này, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2011 nhiều khả năng dao động quanh ngưỡng 18%. Bước sang năm 2012, CPI sẽ giảm xuống, dự kiến khoảng 9%-10%.

Để kiềm chế lạm phát hiệu quả hơn, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đề xuất thực hiện giảm mặt bằng lãi suất, thúc đẩy lưu thông, phân phối hàng hóa… bên cạnh các giải pháp tác động vào tổng cầu. Ủy ban cũng kiến nghị Tổng cục Thống kê cần công bố thêm chỉ số lạm phát cơ bản (loại trừ 2 yếu tố lương thực thực phẩm và xăng dầu) bên cạnh việc công bố CPI tổng thể như hiện nay.

 

 

 

Hàng bình ổn giá góp phần kéo giảm lạm phát tại TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Về tăng trưởng, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng mức tăng GDP 2011 khó đạt mục tiêu 6% đề ra, mà chỉ có thể dao động trong khoảng 5,5%-6%. Theo ủy ban này, dự kiến năm 2012 mức tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể cao hơn, đạt khoảng 6,5%-6,7%. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến kinh tế thế giới, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn kịch bản đối phó khả năng kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái lần 2.

Nhận định về chính sách tiền tệ, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng 7,23% của 7 tháng đầu năm là thấp so với mục tiêu 20% của cả năm. Điều này không chỉ gây ra nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế cũng như gây áp lực tăng mạnh dòng vốn trong những tháng cuối năm. Nếu giữ nguyên mục tiêu tăng tín dụng cả năm 2011 ở mức 20%, mức tăng trung bình trong những tháng còn lại phải đạt khoảng 2,6% mỗi tháng. Đây là mức tăng trưởng quá cao trong điều kiện hiện nay.

Để phù hợp với mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát của năm 2011, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia kiến nghị nên giữ tốc độ tăng trưởng hàng tháng không quá 1,8%-2% trong thời gian còn lại của năm 2011. Theo đó, nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng của 2011 xuống mức 15%, mục tiêu tăng tổng phương tiện thanh toán cả năm cũng nên giảm xuống mức 11%-12%, thay vì 15% như hiện nay. 

B.MINH// SGGP

 

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • 9 dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới có lẽ đã suy thoái
  • Tháng 9: Thị trường sẽ khả quan hơn
  • “Phần 2” của khủng hoảng 2008
  • Lạm phát tháng 7 của Mỹ gấp đôi dự báo
  • Lạm phát Việt Nam cao nhất châu Á, nhì thế giới
  • Lạm phát Việt Nam cao nhất châu Á
  • ANZ: Lạm phát Việt Nam sẽ sớm chạm đỉnh
  • “Lạm phát vẫn có thể bùng phát trở lại”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!