Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Miếng bánh thị phần tiếp tục bị san sẻ

"Năm 2006, thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc của Bảo Minh là hơn 22% nhưng giờ chỉ còn 12% vì thị trường ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm chuyên ngành ra đời, cạnh tranh ngày càng khốc liệt", ông Trần Vĩnh Đức, Chủ tịch HĐQT Bảo Minh chia sẻ tại cuộc họp ĐHCĐ diễn ra cuối tuần qua.

Thị phần doanh thu của khối bảo hiểm phi nhân thọ hiện tại cũng đã tiếp tục có sự đổi ngôi. Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã vươn lên dẫn đầu thị trường nhờ vào việc tái tục các đơn bảo hiểm trong lĩnh vực lắp đặt, thăm dò và khai thác dầu khí trong 2 tháng đầu năm 2011 và lần đầu tiên cấp đơn bảo hiểm trọn gói cho dự án phát triển mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 052-053, bể Nam Côn Sơn... Doanh thu bảo hiểm gốc của PVI quý I/2011 đạt 1.125 tỷ đồng, tăng 25,74% so với cùng kỳ năm 2010. Tiếp theo là Bảo Việt, Bảo Minh…

Thị phần của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ được nhận định còn có nhiều thay đổi bất ngờ bởi quyết tâm bứt tốp của các doanh nghiệp mới đang chiếm thị phần rất nhỏ cùng với sự vào cuộc ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm mới. Bộ Tài chính dự kiến đến cuối năm 2020, số lượng các công ty bảo hiểm sẽ tăng thêm 26 công ty, trong đó có 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, số còn lại là bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới.

Với sự hỗ trợ tài chính mạnh từ các cổ đông cùng với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp là những chuyên gia đến từ Đài Loan và Malaysia, sau khi chính thức đổi tên (tên cũ là Bảo hiểm Bảo Tín), Bảo hiểm Phú Hưng đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới dịch vụ sang các vùng đô thị lớn khác của Việt Nam như Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Dương và Hải Phòng.

Quý I/2011, Liberty tăng trưởng tốt. Bảo hiểm ô tô vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất. "Tuy nhiên, điều đáng mừng là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đang tiến triển tốt đẹp với bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe tải, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tai nạn con người và bảo hiểm tài sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao", đại diện Liberty chia sẻ.

Hiện tại, hiện tượng cạnh tranh gay gắt bằng hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm dù vẫn còn nhưng đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú ý đến hiệu quả, hướng tới mục tiêu không lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm bằng cách xây dựng công nghệ quản lý khai thác bồi thường hiện đại tiên tiến, giảm chi phí quản lý hành chính và bồi thường, mở rộng các tiện ích của sản phẩm BH, tăng thêm các dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng và các tổ chức khác…

Vừa công bố quyết định và giao nhiệm vụ cho quyền Tổng giám đốc Tôn Lâm Tùng,  Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) hy vọng, sự thay đổi nhân sự điều hành cao nhất của BIC lần này là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của BIC tiếp theo sự kiện chuyển đổi thành tổng công ty cổ phần. Việc chuyển giao nhân sự cũng sẽ tạo ra sự tách bạch giữa hoạt động quản trị và điều hành tại BIC, phù hợp với thông lệ quản trị hiện đại. Quý I/2011, tổng doanh thu của BIC đạt 255,505 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 154,634 tỷ đồng, tăng 64% so với quý I/2010, doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính là 74,634 tỷ đồng, tăng 210% so với quý I/2010.

Dự kiến trong quý II/2011, BIC sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại hai địa bàn chủ chốt là Hà Nội và TP. HCM để tăng cường hoạt động kinh doanh tại hai vùng kinh tế trọng điểm này. Trong quý II/2011, BIC cũng sẽ chính thức giới thiệu thêm kênh bán bảo hiểm qua internet.

Đạt tổng doanh thu phí 755 tỷ đồng trong quý I/2010, nếu so với kế hoạch năm 2011 thì Bảo Minh đã hoàn thành 32%. Bồi thường 3 tháng đầu năm 2011 của Công ty là 188 tỷ đồng, chiếm 24% doanh thu phí bảo hiểm gốc... Theo ông Trần Vĩnh Đức, ưu tiên chiến lược trong năm 2011 của Bảo Minh là giảm tỷ lệ bồi thường, đặc biệt với hai nghiệp vụ bảo hiểm con người và xe cơ giới.

"Phải có giải pháp cho 2 nghiệp vụ này như siết chặt khâu cấp đơn bảo hiểm, quản lý rủi ro bán hàng và không chạy theo doanh thu đơn thuần, nếu khách hàng có 'tiểu sử' xấu phải mạnh dạn loại bỏ… Nếu kiểm soát được 2 nghiệp vụ này sẽ giảm được 1 khoản lỗ đáng kể về kinh doanh bảo hiểm", ông Đức chia sẻ.

Năm 2011, chiến lược đầu tư của Bảo Minh là tập trung vào tiền gửi ngân hàng, rút gọn lại đầu tư chứng khoán cả công ty niêm yết và không niêm yết. "Dù doanh thu so với thị trường thấp nên thị phần có thể giảm nhưng vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Bảo Minh là hiệu quả và phát triển. Giảm cân để sống khỏe hơn", ông Đức nói.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Áp lực lợi nhuận với đồng vốn tăng thêm
  • Cho vay tiêu dùng giảm mạnh
  • Một số ngân hàng phá rào lãi suất
  • Ngân hàng hết sốt cổ đông chiến lược ngoại
  • Khi khách VIP “sính ngoại”
  • Ngân hàng vẫn 'đi đêm' lãi suất với khách quen
  • Ngân hàng “chê” ngoại tệ
  • Chính thức ngừng phát hành tiền xu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!