![]() Các NHTM thường phải chạy đuổi với nguồn kiểu ăn đong theo tuần, theo tháng |
Từ ngày 1/12/2009, NHNN đã thực hiện nâng lãi suất cơ bản lên 8%/năm đi đôi với thay đổi tỷ giá VND với đồng USD… Điều này đã có tác động tích cực là giải toả các ách tắc trên thị trường tiền tệ và ngoại hối. Về trung hạn, chắc chắn rằng động thái này sẽ cải thiện thâm hụt cán cân thương mại, giảm rủi ro đối với nền kinh tế và tăng niềm tin với cộng đồng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn đặt ra câu hỏi rằng liệu còn có ách tắc nào cần được tháo gỡ hay đổi mới ở khâu nào đó?
Với các chính sách nêu trên, khu vực tiền tệ, ngân hàng đã được giải tỏa đáng kể những ách tắc. Tuy nhiên, đối với khu vực tiền tệ, ngân hàng, ở phía trước vẫn còn một số vấn đề cần từng bước được giải tỏa hay đổi mới.
Tiếp theo quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 8%/năm, ngày 1/12/2009, một loạt NHTM đã quyết định lãi suất huy động và cho vay lên đáng kể (mức độ tuỳ theo NHTM). Theo tính toán, mức chênh lệch lãi suất (đầu ra so với đầu vào) của cả hệ thống đã tăng từ 0,5% lên trên 1,5%/năm, mà mức có lãi thì cần chênh lệch trên 2%/năm. Với mức chênh lệch như vậy và thực trạng của các hoạt động tín dụng hiện nay (chủ chốt) thì các NHTM cho rằng họ vẫn khó có lãi. Khi NHTM hoạt động không đủ lãi, họ sẽ tìm mọi cách đẩy chi phí vào khách hàng. Khi đó NHTM chắc chắn sẽ tiếp tục đẻ ra nhiều loại phí lạ lùng và làm cho thị trường thêm rắc rối, phiền toái đối với xã hội, nhất là DN.
Những vấn đề về cải thiện cân đối kỳ hạn tại các NHTM vẫn là vấn đề nóng. Sự nóng mất cân đối về kỳ hạn này được phản ánh rằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vẫn thường xuyên nóng. Lãi suất huy động vẫn được coi là chưa hề nguội, bằng chứng là chúng ta vẫn thấy ở khắp nơi trên đường phố nhiều pano, biển “siêu lãi suất”. Một số nhận định vẫn cho rằng, các NHTM thường phải chạy đuổi với nguồn kiểu ăn đong theo tuần, theo tháng. Sự mất cân đối về kỳ hạn của NHTM (rất thiếu nguồn vốn trung và dài hạn, trong khi dự án vay của DN chủ yếu trung và dài hạn) trước tiên nó làm cho khu vực NHTM dễ tổn thương, sau đó nó ảnh hưởng đến năng lực cho vay của NHTM đối với các DN. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới, năm tới lãi suất có thể tiếp tục tăng cao, một mặt vì chủ trương tăng lãi suất để giảm lạm phát của Chính phủ, một mặt vì tình trạng nêu trên của hệ thống NHTM.
Nguy cơ sốc lãi suất, tỷ giá đối với DN vẫn còn. Với thực tế về nguồn vốn của DN và khả năng quản trị tài chính của DN VN hiện nay, các chuyên gia đều cho rằng, nếu thay đổi về tỷ giá và lãi suất bất thường ở mức chỉ 1%, một số đáng kể DN VN vẫn sẽ ngay lập tức bị “say” hoặc bị “ngất”. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tình trạng này cũng phản ánh khu vực NHTM không đủ dịch vụ/công cụ phòng chống sốc/rủi ro tỷ giá để phục vụ DN.
Trong ngắn hạn, việc thay đổi tỷ giá VND so với USD đã giải toả một phần tình trạng ách tắc trên thị trường ngoại hối nhưng việc Chính phủ yêu cầu các TCty bán ngoại tệ cho NHNN mới là giải pháp có ý nghĩa trong ngắn hạn. Về trung hạn, với tình trạng cán cân thương mại vẫn được dự báo là thâm hụt 11 tỷ USD cho cả năm 2009 và năm 2010 thì người ta vẫn lo ngại về các cú sốc ngoại hối, nếu NHNN không có định hướng quyết tâm điều hành tỷ giá linh hoạt theo thị trường.
Về tiền tệ (VND) và lãi suất, khi cơ cấu nguồn vốn còn mất cân đối với sử dụng vốn trong khu vực ngân hàng vẫn căng và đi kèm với tình trạng này là các cơn sốt chứng khoán, sốt vàng, sốt nhà đất (do đầu cơ) chưa được ngăn chặn trong tương lai... thì không có gì đảm bảo rằng thị trường tiền tệ sẽ không còn có sốc trong tương lai.
Theo định hướng của NHNN, đến năm 2010, các NHTMCP VN phải đạt 3.000 tỷ VND. Thực tế vừa qua, các NHTM đã liên tục tăng vốn theo các hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng. Tuy nhiên, các định chế về quản trị rủi ro tại các NHTM CP hầu như chưa có hoặc có thì hoạt động cũng chưa theo chuẩn tắc của NHTM hiện đại hoặc hoạt động theo các phòng ban “ảo” (kiêm nhiệm/ trách nhiệm không rõ ràng).
Ngoài ra, tại các ngân hàng này, vai trò và quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ tại các NHTM cổ phần là rất hạn chế do cơ chế và mô hình quản trị Cty hiện nay có phần bất cập. Tại NHTM nhà nước mới được cổ phần hoá, vấn đề cải cách mô hình quản trị và vai trò của các cổ đông nhỏ lẻ cũng cần phải được đặt ra. Hiện nay, tại các ngân hàng này, bộ máy quản trị vẫn hoàn toàn như cũ; văn hoá DN và phong cách phục vụ cũng không hề có sự thay đổi nhiều...
Nếu quan sát phản ứng của các nhà đầu tư qua diễn biến sàn giao dịch có thể thấy giá cổ phiếu luôn thấp và giao dịch không mấy sôi động vừa qua đối với các mã như VCB, CTG cho thấy, cho thấy, các nhà đầu tư không đánh giá cao các ngân hàng mới lên sàn này, nhất là so với ACB, STB, SHB.
(Theo Thạc sỹ Lê Văn Hinh // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com