Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

NHNN chưa thể hoạt động độc lập với Chính phủ

Trong bối cảnh hiện nay, NHNN cần tăng thêm tính chủ động song chưa thể độc lập hoàn toàn với hệ thống chính sách của Chính phủ.

Mặc dù chúng ta có chính sách chiến lược tiền tệ trong 1 năm, trong cả trung và dài hạn, song qua nhiều biến động, các cơ quan quản lý hiện nay chưa điều tiết được chính sách tiền tệ hợp lý. Nhiều nhận định cho rằng, Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra được những quyết sách cho thị trường độc lập với những cơ quan chính trị khác.
 
Về vấn đề này, ông Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội cho biết, trong bối cảnh kinh tế và trình độ phát triển của chúng ta hiện nay, Ngân hàng Nhà nước tăng cần tăng thêm tính chủ động nhưng chưa thể độc lập hoàn toàn với hệ thống chính sách của Chính phủ. Bởi việc đó còn liên quan đến định hướng phát triển của thị trường và điều tiết của nhà nước với thị trường.
 
Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục là một cơ quan ngang Bộ và trực thuộc Chính phủ.
 
Theo ông Ngoạn, trong năm 2010, không chỉ chính sách tiền tệ mà nhiều chính sách khác phần nào đó “không ổn định”. Bởi giữa năm 2010, khi lạm phát ổn định thì chúng ta lại quá yên tâm vấn đề này, nên chính sách 6 tháng cuối năm, dường như được mở rộng hơn ra.
 
Chẳng hạn, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 kế hoạch ban đầu dự kiến 40%, sau đó là 41%, nhưng rốt cuộc chúng ta thực hiện gần 42 %. Tín dụng 6 tháng đầu năm 2010 tăng ở mức rất thấp khoảng 11%, nhưng đến hết năm tăng tới 31,19%. Như vậy, tín dụng tăng chủ yếu 6 tháng cuối năm.
 
Trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là năm 2009, để ngăn chặn đà suy giảm, hạn chế tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta đã áp dụng gói kích thích kinh tế rất lớn. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa được mở rộng hơn rất nhiều và chịu sức ép lạm phát rất cao. Đến giai đoạn phục hồi, giá cả thế giới có xu hướng tăng mạnh gây sức ép lên kinh tế trong nước.
 
Tuy vậy, năm 2010, Việt Nam với tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 31,49%, M2 tăng gần 30%, tổng đầu tư toàn xã hội tăng 42% , theo ông Ngoạn, đó là một kết quả quá lớn so với điều kiện thực tế.
 
Để giảm lãi suất, cần xem xét chi phí của các ngân hàng thương mại
 
Chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. Ông Ngoạn cho rằng, chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa đều phải phụ thuộc vào tín hiệu thị trường.
 
Việc thay đổi chính sách hiện nay sẽ được cân nhắc khi điều kiện thị trường có xu hướng ổn định hơn, và sức ép của lạm phát giảm.
 
Không khẳng định liệu việc thắt chặt tiền tệ có tiếp tục trong năm 2011 hay không song ông nhấn mạnh, chính sách thắt chặt cần thực hiện làm sao cho hợp lý. Phải tính đến hiệu quả sử dụng vốn từ ngân hàng.
 
Lãi suất tăng cao do nhiều yếu tố. Bên cạnh nguyên nhân chính sách tiền tệ vĩ mô còn do chi phí của các ngân hàng thương mại. Cần xem xét để chi phí các ngân hàng ở mức hợp lý nhất để làm giảm chi phí giá vốn nói chung. Ông nhấn mạnh, “lãi suất đầu vào mặc dù quan trọng song cũng chỉ là một yếu tố để tạo nên chi phí giá thành”.
 
Nói về việc khi lãi suất trái phiếu chính phủ tăng cao thì lãi phải trả cho các bất cứ khoản vay nợ nào cũng sẽ tăng cao trong đó có cả nợ công, theo ông Ngoạn, không có cách nào khác thì chúng ta phải chấp nhận. Đề giảm thiểu thì đầu tư công phải hạn chế và giảm bớt đi vay.

(Dvt)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!