Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp ổn định tỷ giá

Ngày 11/2, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã chính thức điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, từ +/-3% xuống còn +/-1%. Ngay sau đó, tiếp tục xuất hiện những thông tin về việc sẽ điều chỉnh giá xăng dầu, điện... vào đầu táng 3 tới đã dấy lên lo ngại về tài chính. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lương Biện Nhân Quyền, Trưởng bộ phận Tư vấn khách hàng cá nhân CTCK Mekong về vấn đề này.  

Thưa ông, ngày 11/2 vừa qua, NHNN chính thức điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD, tăng 9,3%. Biên độ giao dịch cho phép giảm từ +/-3% xuống còn +/-1%. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Ông Lương Biện Nhân Quyền: Việc phá giá mạnh VND, theo tôi có thể bắt nguồn từ 2 khả năng sau:

Khả năng 1: Với việc phá giá mạnh đồng nội tệ thêm 9,4%, sát với tỷ giá tự do, đồng thời giảm biên độ giao dịch từ +/-3% xuống còn +/-1%, cho thấy khả năng là NHNN đang từng bước thả nổi thị trường ngoại hối. Như các thị trường khác, ngoại hối cũng được quyết định bởi cung cầu thị trường và việc thả nổi tỷ giá sớm muộn rồi cũng phải xảy ra. Thời gian trước đây, chúng ta cố gắng kiểm soát tỷ giá và vì nó đã không phản ánh được cung & cầu thực trên thị trường. Thực tế, kết quả của chính sách này là Việt Nam đã phải liên tiếp phá giá tiền đồng để đưa về giá trị thực. Vì vậy, nếu NHNN từng bước thả nổi tỷ giá như hiện nay sẽ là một tín hiệu tốt trong trung và dài hạn khi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá cao điều này, Việt Nam sẽ thu hút được một lượng lớn dòng tiền đầu tư trong thời gian tới.

Khả năng 2: Một khả năng xấu hơn cũng có thể xảy ra là Việt Nam buộc phải phá giá tiền đồng, khi dự trữ ngoại hối trong nước không thể đủ để bù đắp cho việc giữ giá đồng nội tệ.

Thực tế việc phá giá của NHNN có thể xuất phát từ việc Nhà nước thả nổi tỷ giá hoặc nguồn dự trữ ngoại hối đã “cạn kiệt”... hoặc cũng có thể từ 2 nguyên nhân trên. Tôi chưa thể đánh giá khả năng nghiêng về bên nào nhiều hơn, khi chưa nắm rõ con số thực về dự trữ ngoại hối của quốc gia. Và có thể đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tỷ giá như sau:

Cải thiện lòng tin: Ngoài việc điều chỉnh thì cần phải cải thiện lòng tin của người dân, nhà đầu tư và thị trường, đó là yếu tố rất quan trọng.  Tỷ giá hình thành từ cung cầu, nên có giá trị thực và những dao động lên xuống quanh giá trị thực, và dao động này được hình thành từ lòng tin và niềm tin. Việc NHNN mạnh tay điều chỉnh tỷ giá về gần thị trường tự do nhưng chưa có những biện pháp mang lại lòng tin cho người dân và nhà đầu tư, nên tỷ giá tự do vẫn có thể sẽ tiếp tục tăng và tạo ra một vòng xoáy tăng giá giữa tỷ giá tự do và liên ngân hàng.

Tăng trưởng GDP với một mức lạm phát hợp lý: Những biện pháp để lấy lại lòng tin của người dân, nhà đầu tư là phải cải thiện năng lực sản xuất, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng GDP với một mức lạm phát hợp lý hơn. Việc này có thể thực hiện bằng cách đẩy mạnh dòng vốn đầu tư tốt cho khối tư nhân, họ vốn mang lại nguồn tăng trưởng chính cho Việt Nam trong những năm qua.

Tăng cường sự minh bạch cho các con số: Điều này rất có thể gây ra những cú sốc tỷ giá trong ngắn hạn và một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, trong khi lại vay vốn nhiều từ nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn và tệ hơn là phá sản. Tuy nhiên, thị trường sau đó sẽ tự điều chỉnh và những doanh nghiệp làm ăn tốt thì được hưởng lợi từ việc tỷ giá ổn định.

Ngay sau khi điều chỉnh tỷ giá, TTCK đã để mất những điểm ấn tượng đã ghi được vào vài phiên chào xuân trước đó. Theo ông, điều này đã tác động thế nào đến tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt là khối ngoại?

Phản ánh của thị trường tự do trong thời gian gần đây không mấy tích cực. Tôi đã từng kỳ vọng, với việc mạnh tay của NHNN sẽ làm cho tỷ giá trên thị trường tự do giảm xuống về gần với mức tỷ giá liên ngân hàng và chấm dứt tình trạng 2 tỷ giá. Thực tế, trong những ngày qua, tỷ giá tự do vẫn tiếp tục leo thang, cho thấy thị trường đang nghiêng về khả năng thứ 2 nhiều hơn, và nhà đầu tư vẫn chưa tin rằng lần điều chỉnh này là lần cuối cùng, dẫn đến tâm lý thận trọng, muốn giữ USD nhiều hơn.

Về khối ngoại, khi tỷ giá tăng dĩ nhiên giá trị tài sản ròng tính theo USD của khối này sẽ giảm đúng bằng tỷ lệ tăng của tỷ giá. Và nếu họ kỳ vọng NHNN còn tiếp tục điều chỉnh tỷ giá, họ sẽ có tâm lý chờ đợi khi các thông tin rõ ràng, mới tiếp tục giải ngân hay không.

Việc điều chỉnh tỷ giá lần này, những nhóm ngành cụ thể nào được hưởng lợi và những nhóm nào chịu nhiều áp lực hơn, thưa ông?

Theo tôi, những nhóm ngành thuộc lĩnh vực xuất khẩu sẽ được lợi, đặc biệt là nhóm ngành như: Cao su, cà phê và thuỷ sản. Trong khi đó, nhóm ngành thuộc lĩnh vực nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp có đầu vào là sắt thép và nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài sẽ rất “chật vật” vì sự chênh lệch tỷ giá. Bên cạnh đó, vận tải cũng là ngành sẽ gặp khó khăn khi giá năng lượng tăng lên. Ngoài ra, những công ty đã vay vốn từ nguồn vốn nước ngoài sẽ gặp nhiều áp lực...

(Stocknews)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Không để tăng giá do tâm lý
  • Chọn kênh đầu tư trong năm mới
  • TS. Trịnh An Huy: Lời giải cho tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá
  • Lấy đâu ra con số 40% GDP?
  • Lo cho năng lực cạnh tranh
  • Sự kiện – Phân tích: Trung Quốc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
  • Nhật Bản tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ
  • Băn khoăn đầu năm của doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!