Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2011: Lạc quan và thách thức

Năm 2011, các mục tiêu ngành Công Thương đề ra cao hơn năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,8%, giá trị gia tăng tăng 7,3% so với thực hiện năm 2010.Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu dưới 18%. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng khoảng 25% so với năm 2010.

Mục tiêu chủ chốt này được Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh trong buổi trao đổi đầu xuân về việc thực hiện kế hoạch năm 2011 để tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 2020).

Bộ trưởng  nêu rõ với lợi thế của ngành kinh tế mũi nhọn và có nguồn nhân lực chất lượng cao, năm 2011, để tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế, ngành công thương đã bắt đầu triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý của Bộ Công Thương cần tích cực hơn nữa trong hoạch định chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách, đổi mới công tác quản lý song song với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đầu tư khoa học công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, cần siết chặt kiểm tra giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng,với việc phát triển, kinh tế có độ mở lớn, nên ngành Công Thương Việt Nam đã và đang chịu những tác động trực tiếp từ sự bất ổn về giá cả thị trường thế giới, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu... Trong bối cảnh đó, ngành Công Thương còn rất nhiều việc phải làm, quan trọng nhất là phải tạo ra được những cơ chế, chính sách, môi trường thuận lợi để khơi dậy, phát huy được tiềm năng của các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt, với những ngành công nghiệp mũi nhọn (công nghiệp năng lượng; cơ khí chế tạo; thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; các sản phẩm từ công nghệ mới) và 7 ngành công nghiệp ưu tiên (dệt may, da giày, nhựa, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp thép; khai thác, chế biến bauxit nhôm; hoá chất) cần có sự tập trung mang tính mạnh mẽ và chiến lược hơn.

Cũng trong năm nay, ngành Công Thương cần chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, để nâng cao năng lực chủ động, hiệu quả của các ngành công nghiệp trong nước.

Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh, hiện, quan hệ thương mại thế giới ngày càng theo xu hướng hai bên cùng thắng (Win – Win). Ai khai thác, tận dụng tốt các cơ hội sẽ thu về được nhiều lợi ích hơn và ngược lại. Điều này mở ra cơ hội cho kinh tế Việt Nam phát triển, song cũng có nhiều thách thức đan xen, liên quan trực tiếp tới hàng hóa, dịch vụ, tới doanh nghiệp, và hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan của Chính phủ. Do vậy, muốn thành công, chúng ta phải cùng cố gắng để tạo thành sức mạnh chung.

Năm năm qua, công nghiệp Việt Nam luôn thể hiện được vai trò, vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 13,8%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần, 2005 là 31%, năm 2010 khoảng 32% GDP. Cơ cấu các ngành công nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Nếu lấy năm 2005 làm mốc thì tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng dần từ 84,7% lên 89,5% vào năm 2010. Công nghiệp khai thác giảm từ 9,2% xuống còn 4,9% năm 2010… Công nghiệp đạt được tăng trưởng cao ở cả ba khu vực: quốc doanh, ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Việc khu vực ngoài quốc doanh tăng trưởng cao tới 18,9%, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế, tăng tính chủ động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nhận xét về kế hoạch 5 năm 2005-2010, Bộ trưởng nêu rõ chặng đường 5 năm qua cho thấy rõ, quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại ngày càng tăng. Điều này thể hiện độ mở của nền kinh tế lớn song cũng kéo sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, gây khó khăn cho ngành Công Thương nhưng cũng tạo cho chúng ta trưởng thành hơn, thích nghi hơn với hội nhập quốc tế. Thương mại trong nước đã bảo đảm cân đối cung cầu những mặt hàng trọng yếu cho nền kinh tế, đưa hàng hóa tới vùng sâu, vùng xa. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ xã hội tăng qua các năm, năm 2010 đạt khoảng 1.561,6 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 3,25 lần năm 2005 (480 tỷ đồng).

Năm năm qua, hàng hoá nước ta đã có mặt trên hầu hết các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,2 lần, tạo điều kiện trang trải nhu cầu nhập khẩu thiết bị, vật tư và một số hàng tiêu dùng phục vụ phát triển kinh tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến gia tăng, chiếm hơn 68%, riêng năm 2010 đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Trong giai đoạn này, đã có hàng trăm doanh nghiệp, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất-nhập khẩu, mạnh nhất là khu vực kinh tế trong nước, mức tăng trưởng cao (18,7%). Các hoạt động ngoại giao kinh tế cũng từng bước tạo dựng thế và lực trong thương mại quốc tế, mở đường cho việc ký các hiệp ước, hiệp định, quy chế với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật bản, ASEAN, Trung Quốc... Năm 2010 đã đạt kim ngạch trên 71 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vốn cho thị trường bất động sản: Đâu là giải pháp?
  • Vì sao ngân hàng 'loạn đua' lãi suất?
  • Lãi suất, tỷ giá năm 2011: Chưa hết lo
  • Huy động đôla để 'cứu' tiền đồng
  • Có phải “đầu tư không dẫn tới lạm phát”?
  • Đầu tư ra nước ngoài càng tăng, nỗi lo càng lớn
  • Cửa cho vay vẫn thắt chặt cuối năm
  • Trái phiếu quốc tế sẽ là kênh đầu tư quan trọng với các DN Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!