Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất, tỷ giá năm 2011: Chưa hết lo

Các NHTM nên tăng cơ cấu cho vay DN khu vực tư nhân, khu vực sản xuất vật chất

Đầu tháng 11/2010, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia tuyên bố ổn định tỷ giá hối đoái đến cuối năm 2010. Các thành viên Hiệp hội Ngân hàng VN cũng đã đạt được sự đồng thuận về mức lãi suất huy động không quá 14%/năm… Tuy nhiên có khá nhiều yếu tố làm người ta vẫn chưa an tâm về lãi suất ngân hàng năm 2011.

Các nguyên nhân làm tăng lãi suất ngân hàng trước tiên từ khu vực ngân hàng như khả năng cắt giảm các khoản chi phí quản lý của ngân hàng - mà điều này không thể trong ngày một ngày hai.

Lãi suất vẫn tăng

Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào (chênh lệch lãi suất) phần nào phản ánh khả năng cắt giảm chi phí của NHTM, chênh lệch càng thấp phản ánh mức độ cạnh tranh của thị trường và để cạnh tranh thì NHTM sẽ giảm chi phí để cạnh tranh. Đến nay, chênh lệch lãi suất của NHTM VN đã giảm đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, với thị trường chưa thực sự cạnh tranh hiện nay, các NHTM thường có khuynh hướng đẩy chi phí về phía khách hàng nên lãi suất cho vay thực tế vẫn có khuynh hướng tăng. Các NHTM vẫn đã và đang tìm mọi cách áp đặt các phí rất lạ đối với khách hàng như phí dàn xếp khoản vay hay hình thức tương tự... Trong tương lai, nếu ngân hàng thay đổi cách ứng xử, nhất định lãi suất có phần sẽ giảm, khi đó lợi ích sẽ hài hòa giữa các khu vực kinh tế.

Sức ép tỷ giá

Thâm hụt thương mại năm 2010 ước tính khoảng 12 tỷ USD, dự báo năm 2011 thâm hụt thương mại cũng sẽ khoảng 13-14 tỷ USD... Mặc dù mức thâm hụt vẫn dưới 20% so với nhập khẩu, tuy nhiên đó là mức gây sức ép đáng kể lên nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Với mức dự trữ ngoại hối khiêm tốn nguồn ngoại tệ vào dự báo vẫn chưa cải thiện nhiều (hoặc cần có giải pháp tổng thể hơn), nguồn ngoại tệ trong dân chưa được khai thông (do tình trạng USD hóa cao)... Trong điều kiện đó, sức ép hạ giá VND là tất yếu và nếu cơ quan chức năng không có giải pháp tổng thể và dài hạn thì có thể gây nên những cú sốc bất lợi cho DN xuất nhập khẩu, DN vay nợ nước ngoài. Giải pháp chống USD hóa nền kinh tế, kiềm chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu trong khi tăng cường xuất khẩu sẽ là giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá VND so với các loại ngoại tệ khác của năm 2011 và những năm tiếp theo. Trên phương diện dài hạn, Nhà nước cần duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp và cụ thể không nên theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP cao một cách đơn thuần.

Nỗi lo thanh khoản

Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy vấn đề ổn định của các ngân hàng VN vẫn còn là một mối lo trong tương lai, nhất là vấn đề thanh khoản. Thực tế cho thấy, sự thiếu thanh khoản thường xuyên của các NHTM thì lại phản ánh sự hạn chế về quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng như hiệu quả hoạt động của hệ thống ALCO (quản lý tài sản nợ - tài sản có) và phản ánh tình hình mất cân đối hiện tại của các ngân hàng về nguồn và sử dụng vốn. Hiện tại vai trò của hệ thống ALCO tại các ngân hàng là rất hạn chế và hầu như không hoạt động (đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, vì bộ phận này được coi là không sinh lời). Sức mạnh tài chính của các NHTM phản ánh năng lực về vốn tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vấn đề nợ xấu gần đây đã tăng đáng kể làm năng lực tài chính ngân hàng giảm đi đáng kể. Việc ngày 15/12, Moody's hạ định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 6 ngân hàng của VN phản ánh quan điểm này (trong tháng các tổ chức khác như Fitch Rating và S&P cũng hạ mức tín nhiệm 6 NHTM VN một cách tương ứng).

Như đã nêu, hiện tượng một NHTM hạng trung của VN đột ngột đưa lãi suất huy động lên mức 18%/năm  lại càng cho thấy vấn đề thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM VN thực sự là điểm cần đặc biệt quan tâm. Việc xử lý kỷ luật cảnh cáo với cá nhân một chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc nào đó sẽ ngăn chặn được ngay lập tức hiện tượng lãi suất cao, nhưng nhiệm vụ ngăn chặn một sóng ngầm lãi suất nếu diễn ra trong năm 2011 chắc chắn vẫn là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Trên phương diện trung và dài hạn, việc đột phá về cơ cấu đối với khu vực ngân hàng cũng cần được quan tâm trong năm 2011 và những năm tiếp theo. Những vấn đề về cơ cấu chắc chắn là: tăng cơ cấu cho vay DN khu vực tư nhân, khu vực sản xuất vật chất; tăng cho vay khu vực nông thôn. Cải thiện sự mất cân đối kỳ hạn theo hướng tăng cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn lên mức phù hợp hơn; trong khi giảm mức cho vay trung và dài hạn xuống mức phù hợp. Hiện nay, cơ cấu ngắn hạn chiếm đa số, có tới 80% là vốn ngắn hạn dưới 1 năm trong khi cho vay trung và dài hạn trên 2 năm lên tới 50% tổng dư nợ, có ngân hàng lên tới 70%. Điều này trước tiên làm NHTM nhiều khi rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản và rất dễ tổn thương trước các cú sốc.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Huy động đôla để 'cứu' tiền đồng
  • Có phải “đầu tư không dẫn tới lạm phát”?
  • Đầu tư ra nước ngoài càng tăng, nỗi lo càng lớn
  • Cửa cho vay vẫn thắt chặt cuối năm
  • Trái phiếu quốc tế sẽ là kênh đầu tư quan trọng với các DN Việt Nam
  • Giá bất động sản tại Hà Nội: Liệu có “bong bóng”?
  • ANZ: Lạm phát Việt Nam 2011 thấp nhất là 10%
  • Quỹ cứu trợ tài chính châu Âu sẽ có nhiều tiền và nhiều quyền hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!