Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cửa cho vay vẫn thắt chặt cuối năm

Càng giáp Tết, nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) càng cao. Để khuyến khích người dân gửi tiền, các NHTM đã liên tục tung ra các chiêu khuyến mãi gửi tiền được tặng quà lộc đầu xuân. Những trái ngược với “cửa” huy động, “cửa” cho vay của các NHTM lại thắt chặt.

Hững hờ với khuyến mãi

Từ ngày 10/1/2011 đến nay, nhiều NHTM đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, như Techcombank tặng ngay Dcom 3G khi mở tài khoản cá nhân, Ngân hàng Phương Đông (OCB) tặng bộ quà “Yêu thương - Sum vầy - Phúc lộc - An Khang - Sung túc” khi khách hàng đến gửi tiền (tối thiểu 5 triệu đồng) hoặc tái tục sổ tiết kiệm bằng tiền đồng (VND), Ngân hàng Việt Á (VietA Bank) triển khai chương trình huy động dự thưởng “Lộc Xuân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 9 tỷ đồng với 835 giải thưởng hấp dẫn. Chỉ cần khách hàng gửi tiết kiệm tối thiểu từ 2 triệu đồng hoặc 100 USD, 3 chỉ vàng SJC, sẽ nhận được một cơ số dự thưởng...

Tuy nhiên, do đây là thời điểm cuối năm và cận Tết, nhu cầu mua sắm, chi tiêu, đầu tư sản xuất cao, vì thế, hầu như khách hàng đều đến các NHTM rút tiền nhiều hơn gửi tiền nên không mấy mặn mà với các chương trình khuyến mãi. Mặt khác, cũng từ ngày 10/1 nhiều ngân hàng đã chính thức thay đổi lãi suất huy động, giảm còn 12 – 13%/năm.

Mở đầu cuộc giảm lãi suất huy động là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Theo đó, chương trình tiết kiệm thông thường chỉ nằm trong khoảng 12,3%/năm đến 12,69%/năm (mức gửi 50 triệu đồng trở xuống); với số tiền gửi cao (hơn 10 tỷ đồng), kỳ hạn 4 tuần lãi suất huy động cũng chỉ ở mức 12,9%/năm…

Ở các kỳ dài hạn từ 1 - 9 tháng, lãi suất huy động VND của Sacombank với những số tiền trên 10 tỷ đồng, lãi suất mới đạt mức 13,16%/năm, còn từ dưới 500 triệu đồng, mức lãi suất cao nhất cũng chỉ là 12,9%/năm.

Tương tự, Ngân hàng kỹ thương Việt Nam (Techcombank), lãi suất huy động VND áp dụng từ ngày 13/1 ở chương trình lãi suất thực gửi 1 tuần chỉ còn 11,8%/năm, 2 tuần là 12,1%/năm và 3 tuần là 12,3%/năm. Ở các kỳ hạn từ 1 - 6 tháng, lãi suất VND của Techcombank duy trì từ 13,5 - 13,7%/năm; nhưng từ 7 - 12 tháng, lãi suất thực gửi VND chỉ còn mức 12%/năm.

Thận trọng lên kế hoạch 2011

Tuy lãi suất huy động VND đã có xu hướng giảm nhưng lãi suất cho vay vẫn chưa hề giảm, thậm chí còn tăng cao. Trước tháng 1/2011, lãi suất cho vay mua nhà ở Techcombank chỉ ở mức 16,6%/năm thì từ tháng 1/2011, lãi suất này đã lên mức 18,7%/năm.

Mức này cũng tăng tương ứng với lãi suất vay kinh doanh, sản xuất. Tại Sacombank, lãi suất vay mua nhà, tiêu dùng nói chung ở mức 1,5%/tháng (khoảng 18%/năm) và vay sản xuất, kinh doanh ở mức 1,45%/tháng (khoảng 17,2%/năm).

Ông Nguyễn Quốc Sỹ - Tổng Giám đốc Navibank thừa nhận, trước tình hình huy động vốn trở nên khó khăn trước Tết Nguyên đán, nguồn vốn không phải lúc nào cũng dôi dư, nên khó tránh được việc “co” tín dụng.

Mặt khác, với áp lực lãi suất cho vay thỏa thuận hiện nay, ngân hàng cũng phải sàng lọc khá kỹ khi trao vốn cho khách hàng. Tuy nhiên, thường những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả lại khó chấp nhận mức lãi suất cao.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, chỉ khi nào lãi suất huy động giảm xuống mức 10%/năm, khi đó lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng sẽ giảm còn khoảng 13 – 14%/năm. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất không dễ vì sức ép về lạm phát vẫn rất lớn, đặc biệt trong tháng 1 và tháng 2 là thời điểm Tết Âm lịch.

Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng Giám đốc Công ty Giấy Sài Gòn, năm nay công ty không dám đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2011, cho dù dự kiến doanh thu năm nay của công ty này sẽ đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2010.

Nguyên nhân là công ty sẽ đưa nhà máy mới vào hoạt động, khấu hao và chi phí tài chính đang là gánh nặng của doanh nghiệp nên lợi nhuận sẽ khó tăng trưởng bằng mức tăng của doanh thu. Vì vậy, sẽ rất khó để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần sớm có giải pháp để hạ lãi suất cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay để sớm bình ổn sản xuất, kinh doanh.

(Báo Tin tức-Thông tấn xã Việt Nam.)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!