Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc

Sau cuộc khủng hoảng tài chính, chính sách tiền tệ các nước bắt đầu có sự phân hóa. Trong tuần qua, có hơn 10 nước có nền kinh tế lớn liên tục công bố sẽ không tăng lãi suất trong thời gian tới. Điều này khiến cho chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, trong đó có thể khái quát thành 4 mâu thuẫn chủ yếu sau.

Mâu thuẫn thứ nhất, giữa lạm phát và chính sách nới lỏng tiền tệ. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết, lượng tích trữ lớn của tín dụng khiến cho áp lực xảy ra lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, năm 2010 Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách tài chính tích cực hơn nữa của mình, trong đó bao gồm chính sách nới lỏng tiền tệ. Song song với đó là nguy cơ lạm phát tăng cao. Theo nhiều chuyên gia dự báo, tỷ lệ lạm phát năm nay của Trung Quốc có thể vượt qua 5%, thậm trí mức cao nhất có thể lên tới 8,6%.

Mâu thuẫn thứ hai, gia tăng lợi tức với sự lưu hành tiền nóng. Hiện, khả năng khôi phục của nền kinh tế vẫn khá bất định, điều này khiến quốc gia hết sức thận trọng trong chính sách nới lỏng tiền tệ của mình. Chuyên gia kinh tế David Wyss cho biết, do thị trường tài chính vẫn rất bấp bênh bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến FED tiếp tục duy trì mức lãi suất gần 0% của mình. Một khi Trung Quốc tăng mức lãi suất, sẽ khiến mức lãi suất của các nước Âu-Mỹ giảm xuống, đồng thời đẩy đồng NDT lên cao hơn dự kiến, nên nguy cơ lạm phát rất cao.

Mâu thuẫn thứ ba, giữa xuất khẩu và áp lực nâng giá đồng NDT. Tháng 12 năm ngoái là mốc đánh giá mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất kể từ tháng 10 năm 2008 trở lại đây của Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu của nước này đã tăng 17,7%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, áp lực tăng giá đồng NDT cũng ngày càng tăng, vì nếu đồng NDT tăng giá sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ngành xuất khẩu của Trung Quốc.

Mâu thuẫn thứ tư, giữa phát triển quá nóng với “hạ nhiệt” nền kinh tế. Hiện nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển chóng mặt. Hàng loạt các ngành đang phải làm thêm ca, thêm giờ nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho thị trường như: công nghiệp oto, điện lực, than, luyện kim….theo một số chuyên gia, sự phát triển quá nóng này cũng là một trong số các các nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát cho nền kinh tế. Chính vì thế nếu chính phủ không có các biện pháp hữu hiệu nhằm “hạ nhiệt” cho nền kinh tế thì sẽ rất nguy hiểm.

(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài : Định vị trên bản đồ kinh tế thế giới
  • “Lĩnh vực tài chính vẫn thiếu người giỏi”
  • Ngành nào dẫn dắt sự phục hồi của S&P 500?
  • Ðóng cửa sàn vàng - "sóng" bất động sản ở đâu?
  • Việt Nam 2010: Chính sách tiền tệ và 3 bài toán thời hậu khủng hoảng
  • N. Roubini lo lắng khu vực đồng tiền chung châu Âu tan rã
  • Kinh tế thế giới 2010 dưới góc nhìn tài chính đầu tư
  • ADB: Chưa đến lúc dừng kích cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com