![]() |
Tài chính, công nghệ thông tin, tiêu dùng sẽ dẫn dắt S&P 500. Ảnh: S.T |
Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ sau đại khủng hoảng năm 1930, chỉ số S&P 500 đã chạm đáy ở mức 676,53 trong tháng 3 và bắt đầu xu hướng đi lên sau đó cùng với niềm tin về sự phục hồi kinh tế. Chỉ số S&P 500 tính đến hết năm 2009 đã tăng gần 65% so với mức thấp nhất hồi tháng 3 và đạt 23,45% mức tăng giá trong vòng 1 năm. Vậy ngành nào đóng vai trò dẫn dắt sự tăng trưởng của chỉ số này?
Chỉ số S&P 500 2005-2009
Nguồn: Standard & Poor’s
Trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng xem chi tiết tăng trưởng giá cổ phiếu của các ngành trong năm 2009 như thế nào.
Các công ty trong S&P 500 được phân thành 10 ngành lớn, bao gồm năng lượng, nguyên vật liệu, công nghiệp, tiêu dung thông thường, tiêu dùng thiết yếu, y tế, tài chính, công nghệ thông tin, truyền thông và tiện ích.
Có 3 ngành có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của chỉ số S&P 500 đó là nguyên vật liệu, tiêu dùng cơ bản và công nghệ thông tin trong đó công nghệ thông tin có mức tăng lớn nhất 59,92% và là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng S&P 500 do có tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số. Ngành tiêu dùng cơ bản là ngành đóng góp vào tăng trưởng chỉ số chung lớn thứ hai, lớn hơn ngành nguyên vật liệu, dù có tốc độ tăng giá thấp hơn nhưng lại có tỷ trọng trong chỉ số chung lớn hơn nhiều.
Nguồn: Standard & Poor’s
Điều gì đằng sau sự khác biệt về tốc độ phục hồi giá này giữa các ngành? Câu trả lời có thể tìm thấy trong mô hình luân chuyển ngành mà nhiều nhà đầu tư ở Mỹ khai thác để đạt được lợi nhuận trong quá trình đầu tư.
Mô hình này giả định rằng nền kinh tế vận động theo chu kỳ từ tăng trưởng rồi suy thoái và tăng trưởng trở lại. Trong quá trình đó các ngành lại có các chu kỳ khác nhau và chuyển động đồng thời với chu kỳ kinh tế chung. Mỗi ngành sẽ có kết quả hoạt động tốt hơn các ngành khác tại các thời điểm khác nhau trong chu kỳ của nền kinh tế.
Tài chính thường là ngành dẫn dắt nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Khi lãi suất thấp niềm tin tăng lên, tín dụng được mở rộng giúp cải thiện thu nhập từ ngành này. Tiếp đó là ngành công nghệ thông tin tăng trưởng với vai trò đầu tàu về cải thiện năng suất lao động. Ngành tăng tiếp theo là tiêu dùng thông thường, do kinh tế bắt đầu hồi phục sẽ kéo theo niềm tin tiêu dùng tăng và khuyến khích tăng trưởng của ngành. Tiêu dùng kích thích sản xuất, do đó ngành công nghiệp sẽ là ngành tăng sau đó, kéo theo ngành nguyên vật liệu, rồi đến năng lượng. Tiêu dùng thiết yếu và y tế có chu kỳ chậm hơn, và cuối cùng là tiện ích và dịch vụ viễn thông.
Nếu tính từ sau khi thị trường chạm đáy đến hết năm, có 5 ngành có mức tăng trưởng cao hơn so với chỉ số chung bao gồm (theo thứ tự giảm dần tốc độ tăng giá trong vòng 6 tháng cuối năm): công nghiệp, nguyên vật liệu, tiêu dùng cơ bản, tài chính và công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, khi tính cho cả năm, cả giai đoạn thị trường vẫn trong quá trình giảm điểm và suy thoái chưa chạm đáy, chỉ có 3 ngành có mức tăng lớn hơn dẫn dắt tăng trưởng chỉ số S&P 500.
Với kỳ vọng về khả năng hồi phục của nền kinh tế, sự tăng trưởng của S&P 500 trong năm tới vẫn sẽ dựa vào các ngành được xem là “chu kỳ” như tài chính, công nghệ thông tin, tiêu dùng thông thường, công nghiệp và nguyên vật liệu, năng lượng.
Sự tăng trưởng cao của các ngành mang tính “phòng vệ” như tiêu dùng thiết yếu, y tế, tiện ích và viễn thông sẽ được chờ đợi trong thời gian tiếp sau nữa khi mà nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao hơn.
(Theo Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com