Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Nói về một Trung Quốc trong thập kỷ mới, đừng lầm tưởng rằng chỉ cần một điều vĩ đại duy nhất là có thể tạo nên tương lai cho đất nước này. Thay vào đó, các bạn hãy chú ý tới 4 yếu tố quan trọng tương tác với nhau để tạo nên một quốc gia hùng mạnh như ngày nay.

Yếu tố đầu tiên chính là một khía cạnh của nền kinh tế và văn hóa mà chúng tôi gọi là"Trung Quốc Mở". Tiềm năng to lớn của thị trường tiêu dùng ngày càng được biết đến, ví dụ như là General Motors- lợi nhuận của họ phụ thuộc rất nhiều vào thị trường này. Không giống với các nền kinh tế hàng đầu khác ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa thị trường cho các công ty nước ngoài ngay khi bắt đầu kế hoạch cải cách kinh tế của mình. Có thể nói, tới thời điểm hiện nay, thị trường Trung Quốc đang được mở rộng hơn bao giờ hết.

Đồng thời, dân số Trung Quốc cũng gia tăng nhanh chóng với tư cách là người tiêu dùng tiềm năng, sự giàu có đang tạo ra một tầng lớp trung lưu ổn định và hàng trăm triệu người khác sẽ là nhưng người tiêu dùng chủ chốt trong thập kỷ tới.

Sau giai đoạn này, thị trường Trung Quốc sẽ còn phát triển rộng lớn hơn, khả năng tiêu dùng đa dạng và phức tạp sẽ kích thích đà tăng trưởng trong nước cũng như toàn cầu. Trong ngắn hạn, đà tăng này đang tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các công ty nước ngoài (ví dụ như có cơ hội phát triển lĩnh vực bán lẻ tại đất nước này) cũng như hạn chế những khó khăn dài hạn trong việc duy trì thị phần của mình.

Yếu tố thứ 2 là một"Trung Quốc Cạnh tranh". Hàng nghìn công ty mới thành lập tại Trung Quốc đang tạo ra một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh nhất trên thế giới. Quả thực, Trung Quốc đang được coi như là một nơi khởi đầu may mắn cho các doanh nghiệp mới thành lập. Đây cũng là một vườn ươm tươi tốt cho cả các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước. Gần 300.000 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã được hình thành tại đây đang ganh đua nhau để tấn công vào khối sản xuất của nước này, tiếp cận người tiêu dùng và thị trường kinh doanh đầy giàu có.

Động lực quan trọng thứ 3 là một"Trung Quốc Chính thức":ở đây chúng tôi muốn nói tới hướng chuyển dịch và vai trò của chính quyền cũng như Đảng Cộng sản. Chính phủ đã cho phép tự do hoá nhiều thành phần kinh tế, nhưng vẫn duy trì các biện pháp kiểm soát tầm cao mang tính chiến lược của mình bằng cách giữ lại các doanh nghiệp nhà nước trong mọi lĩnh vực khác nhau như tài chính, truyền thông, năng lượng, tài nguyên và truyền thông.

Trái với kỳ vọng của giới đầu tư nước ngoài, một "Trung Quốc Chính thức" không có ý định "thả lỏng" các công ty này, thậm chí, nó sẽ duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những bộ phận kinh tế mà nó mong muốn quản lý. Nhưng khi nó phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp cả bên trong và bên ngoài, nó sẽ tiến tới một thị trường phi dân chủ. Tuy nhiên, một điều đáng tranh cãi là hình thức định hướng thị trường như vậy chưa hề xuất hiện trên trường quốc tế từ trước tới nay.

Động lực thứ tư là sự tồn tại của"Một thế giới"mà Trung Quốc- giống như tất cả các nước khác- đang phụ thuộc chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Sức mạnh kết nối toàn cầu, các mạng lưới truyền thông cũng như giao thông hiện đại cũng đã xuất hiện khắp nơi trên đất nước Trung Quốc. Những thành tựu của thế kỷ 21 như Yum! Brands, KFC, McDonald và iPods, MTV...  đều đã xuất hiện, ngay cả những thành phố xa xôi nhất của đất nước này.

Bản chất của "một thế giới", chính sách mở cửa và phẩm chất kinh doanh của Trung Quốc sẽ liên kết chặt chẽ với nhau và tạo ra những kết quả đáng bất ngờ. Các hàng hóa được làm tại đây sẽ có mặt trên toàn thế giới, trong khi đó, các công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng ra thị trường nước ngoài để tìm kiếm các nguồn tài nguyên công nghệ mới, những kỹ năng kinh doanh, những cải cách hiệu quả, đặc biệt là xây dựng thương hiệu mới cũng như tiếp cận gần hơn với hệ thống tài chính quốc tế.

(giavang)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • S&P: Đồng USD sẽ vẫn là đồng tiền dự trữ chính
  • Mỹ cần có thái độ cứng rắn hơn trong vấn đề NDT
  • Tiếp cận vốn ODA: “Mở đường” cho doanh nghiệp tư nhân
  • Tăng lãi suất cơ bản hay ưu tiên mục tiêu tăng trưởng?
  • Điều chỉnh tỉ giá: Linh hoạt nhưng đừng gây sốc
  • Jim Rogers duy trì cái nhìn khả quan về thị trường kim loại quý
  • Dubai World sẽ tự xé lẻ để tồn tại?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!