Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ADB: Lạm phát hàng tháng sẽ giảm từ tháng này

Cục Quản lý giá cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 dự kiến sẽ chỉ tăng khoảng 0,2-0,25% và ADB cũng cho rằng lạm phát hàng tháng sẽ giảm từ tháng này.

Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giảm giá 200-500 đồng/lít (kg đối với dầu mazut) đối với các mặt hàng xăng dầu.

Với mức giảm giá xăng dầu khoảng 3% như trên (xăng giảm khoảng 3%, dầu diezen giảm 1,5%, dầu hỏa giảm 2% và dầu mazút giảm khoảng 4%), trong khi mặt hàng này chiếm khoảng 3,17% tổng chi tiêu của người dân, thì tác động trực tiếp làm giảm CPI khoảng 0,095%.

Nếu tính thêm tác động lan tỏa ở vòng sau thì chỉ giảm khoảng 0,4-0,5%, nhưng sẽ thể hiện chủ yếu vào CPI các tháng 7 và 8.

Số thống kê và dự báo mới đây cũng cho thấy, tình hình giá cả đang khá ổn định. Ở chiều tác động quốc tế, giá hàng hóa xuất khẩu đã tăng bình quân 13% trong 5 tháng đầu năm; xuất khẩu tăng khoảng 8%, có một phần nguyên nhân do tỷ giá được điều chỉnh trong giai đoạn trước.

Tuy nhiên, nhiều mặt hàng đang trong xu hướng đứng giá và có thể giảm nhẹ trong tháng 6, đặc biệt là một số nhóm hàng nguyên, nhiên liệu nhập khẩu đầu vào sản xuất.

Với thị trường trong nước, sự ổn định giá cả có được nhờ tốc độ tăng trưởng khá tốt của khối sản xuất. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP quý 2 có thể tăng 6,2-6,3%; quý 3 có khả năng sẽ đạt khoảng 6,5-7%.

Nếu so với tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) 7,8% và tín dụng 7,5% so với tháng 12/2009, quan hệ tiền - hàng đang khá cân đối.

Trong khi đó, chi phí đầu vào sẽ không còn tác động nặng nề lên giá cả hàng hóa như các tháng 3 và 4. Giá điện, nước tăng kể từ đầu tháng 3 sẽ không còn ảnh hưởng đến mặt bằng giá tháng 6; giá bán than, khí hóa lỏng dự báo sẽ ổn định trong thời gian tới; xăng dầu giảm giá liên tục 2 lần trong vòng hơn 10 ngày qua; lãi suất cũng đang trong xu hướng giảm…

Các phân tích của Tổ điều hành thị trường trong nước cho thấy, trong 12 mặt hàng trọng yếu trong rổ hàng hóa tính CPI, đa số sẽ ổn định về giá trong tháng 6.

So với mức tăng chỉ số giá bình quân mỗi tháng cho 7 tháng còn lại là 0,5%, nếu chỉ tiêu cho CPI là 8%, thì tháng 6 đang “để dành” khá nhiều “không gian lạm phát” cho những tháng tới, được dự báo sẽ chịu áp lực lớn từ việc tăng tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra, áp lực từ tăng đầu tư và giải ngân vốn ngân sách, cũng như tăng chi cho sản xuất các tháng cuối năm…

Mức tăng CPI tháng 6 thấp hơn so với mức tăng trên 2% những tháng trước đó và xu hướng giảm tốc tiếp tục được kéo dài từ tháng 5 sang tháng 6.

Nếu dự báo trên thành hiện thực, CPI tháng 6/2011 sẽ tăng khoảng 13% so với tháng 12/2010, tiến gần hơn đến mục tiêu điều chỉnh 15% cho cả năm nay; so với cùng kỳ năm trước tăng trên 20%, đánh dấu lần đầu tiên trong năm nay vượt mốc này.

Xét trong các tháng 6 của khoảng 15 năm trở lại đây, CPI tháng 6/2011 có thể chỉ tăng kém năm 2008, cho thấy diễn biến chỉ số giá vẫn có những bất thường nhất định so với quy luật các năm ổn định trước đây.

Về những nguyên nhân khiến giá cả hạ nhiệt so với tháng trước, nhiều loại lương thực và thực phẩm qua giai đoạn khó khăn nguồn cung đã phục hồi trở lại. Những mặt hàng luôn gia tăng sức ép lên mặt bằng giá cả trước đây như các loại thịt, hải sản, rau xanh nay đổi chiều sang ổn định nhanh chóng, một số loại giảm giá.

Về sản xuất công nghiệp, tăng trưởng sản lượng cùng với lượng tồn kho tăng trở lại cũng khiến cho giá bán khó điều chỉnh nhanh. Thêm vào đó, các nhân tố làm tăng chi phí đầu vào như giá điện, xăng dầu, tỷ giá… đã đuối. Gas đang ở giai đoạn giảm giá do tác động từ chiều thế giới…

Tóm lại, thị trường dường như đang ở giai đoạn đổi chiều sang ổn định hơn. Vẫn còn cần thêm thời gian để khẳng định sự chắc chắn của xu hướng này, nhất là với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện...

Cam kết giữ giá điện sau 1/6 có ý nghĩa ở niềm tin hơn là thực tế tác động của nhân tố này đến mặt bằng giá cả. Giá xăng dầu không tăng và động thái tăng thuế cũng tạo thêm dư địa cho chính sách ổn định giá cả mặt hàng này trong tương lai.

Theo ADB, lạm phát hàng tháng sẽ giảm từ tháng này và lạm phát so với cùng kỳ (hiện đang tăng ở mức 2 con số) sẽ hạ nhiệt tính từ tháng 8/2011.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng vẫn có khả năng lãi suất tại Việt Nam sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng, thế nhưng lạm phát hàng tháng sẽ giảm từ tháng này và lạm phát so với cùng kỳ (hiện đang tăng ở mức 2 con số) sẽ hạ nhiệt tính từ tháng 8/2011.

Cho đến nay, Việt Nam đương đầu với lạm phát cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh nâng một số loại lãi suất từ cuối năm 2010 và cam kết về một số biện pháp khác trong đó bao gồm hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng, cung tiền và tiếp tục thắt chặt chính sách tài khóa.

Ông Ayumi Konishi, giám đốc ADB tại Việt Nam, phát biểu với báo giới: “Chúng tôi cho rằng ít nhất lạm phát tháng sẽ giảm từ tháng này. Cần chú ý ở thời điểm tháng 4 đến tháng 8/2010, lạm phát tháng thấp vì thế chỉ cần lạm phát các tháng hiện nay tăng nhẹ cũng sẽ khiến con số lạm phát so với cùng kỳ cao, điều này sẽ diễn ra đến tháng 8/2011.”

Khi được hỏi về dự báo liệu Ngân hàng Nhà nước có tiếp tục nâng lãi suất, ông nói: “Tôi nghĩ chính sách có thể sẽ tiếp tục bị thắt chặt nhưng không quá mạnh tay. Việc lãi suất được nâng đến đâu còn phụ thuộc vào lạm phát tăng đến mức nào. ”

Hiện nay, lạm phát vẫn là vấn đề lớn tại Việt Nam, và các chuyên gia phân tích kêu gọi Chính phủ tiếp tục hạn chế chi tiêu công.

Ông Konishi khẳng định: “Chính sách tiền tệ không đủ để giải quyết vấn đề. Tôi nghĩ việc kết hợp chính sách thực sự quan trọng.”

Trong tuần trước, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đưa ra quan điểm tương tự như ADB. Quỹ cho rằng việc nâng một số loại lãi suất có thể cần thiết và các nhà hoạch định chính sách cần có biện pháp hỗ trợ tài khóa sau khi đã thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lạm phát khiến nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Việt Nam
  • Thị trường tiền tệ: Sự ổn định bấp bênh
  • Khúc mắc lãi suất
  • Tín dụng USD ‘lăm le... phất cờ’
  • USD tụt giá: Mừng hay lo?
  • Lo VND… tăng giá với USD!
  • Hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm: Nóng chuyện “góp gạo thổi cơm chung”
  • Rủi ro từ thị trường tín dụng phi chính thức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!