Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

An toàn bảo mật ngân hàng: Không dễ !

An ninh bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt

An ninh bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt

An toàn bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành ngân hàng và thương mại điện tử. An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt. Trên thực tế, các ngân hàng VN cũng đã có những ưu tiên hàng đầu cho việc bảo đảm an toàn hệ thống. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu ý.


Cục Công nghệ tin học, NHNN VN, cho biết: Trong những năm gần đây, tình hình ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng đã được đẩy mạnh: 79% có hệ thống phòng chống virus, 88% trang bị hệ thống tường lửa; 63% có trung tâm lưu trữ và dự phòng thảm họa với phương thức lưu trữ là 60% online và 40% offline...


Nguy cơ lạc hậu


Ông Phạm Anh Tuấn - Phó TGĐ VietinBank cho biết, khó khăn lớn nhất để áp dụng các giải pháp an toàn thông tin mà các ngân hàng gặp phải là nguồn nhân lực. Dù ngân hàng nào cũng kêu gọi, nhưng hầu hết nguồn nhân lực cao cấp này thực sự quá ít ỏi so với những đòi hỏi ngày càng nhiều.


Trao đổi với phóng viên DĐDN về bảo mật thông tin các ngân hàng VN, GS TS Trần Vũ Hòa – Đại học New York, nhận định: Các ngân hàng VN đang ứng dụng những giải pháp quản lý rủi ro khá hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn nữa có thể sẽ lạc hậu, phải nhanh chóng hoàn thiện hơn các giải pháp. Bởi thực tế cho thấy những ngân hàng quốc tế đang hoạt động tại VN như ANZ, HSBC... đang ngày càng tạo ra áp lực lớn trong vấn đề tranh giành thị phần do họ áp dụng nhiều biện pháp bảo mật phức tạp, tiên tiến, xây dựng được niềm tin đối với khách hàng... 


Theo điều tra của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, hiện nay tại VN có hơn 45% khách hàng là DN, cá nhân muốn chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài và 50% chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền (hiện đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép đầu tư tại VN). Cho đến thời điểm này, các sơ sở pháp lý cho ngân hàng điện tử ở VN đã có như Luật giao dịch điện tử, Nghị định về giao dịch điện tử... Vì thế, cùng với sự phát triển của hoạt động giao dịch điện tử trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, nhiều ngân hàng đã tính tới việc phát triển séc điện tử và các hình thức thanh toán hiện đại khác.


Có thể nói CNTT đang là sức ép cạnh tranh của ngân hàng nội trước ngân hàng ngoại và đến hồi căng thẳng khi các ngân hàng nội đang mất dần khách hàng quan trọng như DN nhỏ, cá nhân thu nhập cao. Cơ hội còn lại của các ngân hàng “nội” chủ yếu là các DN nhà nước, DN lớn.


Giải pháp bảo mật


Ông Tuấn cho biết, mỗi ngày hệ thống bảo mật của VietinBank phát hiện trên 13.300 virus gây hại, gần 40 phần mềm gián điệp các loại, đặc biệt có gần 67.000 thư rác được phát hiện. Ngân hàng phải đảm bảo độ bí mật về an toàn thông tin khách hàng và phải đảm bảo các giao dịch trực tuyến giữa ngân hàng và khách hàng là giao dịch thật, giao dịch chính xác của chủ tài khoản.


TS Đào Minh Tú – Chánh văn phòng NHNN cũng nhận định: Hiện tại, hệ thống ngân hàng VN có rất nhiều công nghệ về bảo mật khác nhau, nhưng đối với VN, theo khuyến cáo của Chính phủ cũng như của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng cần phải triển khai các hạ tầng mã hóa công khai để tăng thêm mức độ bảo mật cao hơn nữa, điều đó giúp cho khách hàng yên tâm.


Ông Michael Deiulio – Giám đốc Điều hành Tập đoàn Wordsoft khuyên rằng công nghệ mã hóa cao cấp rất cần thiết cho hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng cần có công nghệ mã hóa để kết nối giữa các chi nhánh trong ngân hàng, đồng thời giữa hội sở ngân hàng với ngân hàng trung ương để tăng cường an ninh chung cho cả hệ thống ngân hàng VN. Khi kết nối với các ngân hàng thế giới, nếu chúng ta không đảm bảo vấn đề bảo mật thì sẽ gặp khó khăn trong hội nhập.

 

(Theo Hải Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường ngoại tệ: Cần biện pháp hơn... hô hào
  • TQ giảm cung tiền: Hệ lụy và bài học kinh nghiệm
  • Giải mã tình trạng "găm giữ ngoại tệ"
  • Cảnh giác với nguy cơ tái lạm phát 6 tháng cuối năm
  • Kiểm soát chặt chất lượng tín dụng: Cho vay sẽ tăng chậm lại?
  • Kiểm soát tín dụng để ngăn lạm phát
  • Linh hoạt chống tái lạm phát
  • Đồng đô la Mỹ vẫn được chuộng, vì sao?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!