Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ánh sáng cuối đường hầm?

Citibank lần đầu tiên tuyên bố có lãi trong 2 tháng đầu năm nay

Citibank lần đầu tiên tuyên bố có lãi trong 2 tháng đầu năm nay

Khủng hoảng không tự nhiên mất đi. Lại càng không phải “first in first out” – nơi nào xảy ra trước sẽ kết thúc trước - như ai đó tin. Nó tùy thuộc vào nỗ lực giải quyết khủng hoảng. Bài học khủng của Mỹ xem ra có rất nhiều điểm bổ ích cho những ai muốn học.

Trả lời phỏng vấn trên một chương trình truyền hình dài 60 phút của đài CBS vào tối Chủ Nhật tuần trước nữa, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Bernanke cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ đi vào ổn định vào cuối năm nay và sẽ hồi phục trong năm 2010. Đây là cuộc phỏng vấn hiếm hoi của ông Chủ tịch kiệm lời và cẩn trọng này. Chính vì thế người ta lại càng tin vào lời ông nói. Nhất là trước đó người ta cũng đã thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ khi ngân hàng Citibank lần đầu tiên tuyên bố có lãi trong hai tháng đầu năm 2009. Tiếp theo là ngân hàng Bank of America. Còn General Motor cũng làm thị trường sửng sốt với tin bỏ đề nghị xin trợ giúp.

Thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần qua cũng bắt đầu nóng lên. Chỉ số S&P của 500 công ty hàng đầu của Mỹ tăng đều từ thứ Tư tuần trước đó đến thứ Ba vừa qua, từ 720 điểm lên 770 điểm, chỉ số Dow Jones tăng từ 6.900 điểm lên trên 7.300 điểm. Chỉ số FTSE tăng từ 3.700 điểm lên 3.850 điểm.

Một chỉ số khác mặc dù không có được sự khởi sắc như các chỉ số trên, nhưng ít nhất cũng được đánh giá là “không xấu như người ta tưởng”. Đó là số người thất nghiệp xin trợ cấp. Con số này tiếp tục tăng thêm 9.000 người trong tuần qua, nâng tống số người thất nghiệp xin trợ cấp trên cả nước lên 654.000 người. Trước đó, con số này được dự đoán là có thể cao hơn. Chỉ số bán lẻ của Mỹ trong tháng Hai cũng chỉ giảm có 0,1%, thấp hơn mức dự báo 0,5%. Tiêu dùng luôn là một trong những động lực phát triển của kinh tế Mỹ. Người Mỹ còn mua bán, sản xuất còn phát triển.

General Motor đã bỏ đề nghị xin trợ giúp 2 tỷ đô la từ Chính phủ vì những biện pháp cắt giảm chi phí của công ty đã có hiệu quả.

Vào nửa giờ cuối của ngày giao dịch hôm thứ Ba (17/3) thị trường chứng khoán Mỹ lại tiếp tục tăng điểm do thông tin thị trường xây dựng nhà cửa của Mỹ lại nóng lên trong tháng qua. Có lẽ còn quá sớm để nói chứng khoán Mỹ đã đảo chiều, và kinh tế Mỹ đã chạm tới đáy và bắt đầu khởi sắc trở lại. Khó ai có thể nói được tình hình khả quan này sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng các dấu hiệu mới của kinh tế Mỹ tuần qua khiến cho người ta có lý do để hy vọng. Kinh tế Mỹ khủng hoảng bắt đầu từ thị trường nhà ở và lan sang thị trường tài chính thì nay cả thị trường xây dựng nhà ở của Mỹ cũng nóng lên và ngân hàng bắt đầu làm ăn có lãi.

Những ánh sáng le lói về việc nền kinh tế Mỹ có thể đã bắt đầu ra khỏi cuộc khủng hoảng là vô cùng có ý nghĩa. Nguyên nhân của những biến động này là gì? Chắc chắn không có một câu trả lời thuyết phục. Cách đây vài ngày, trong một buổi nói chuyện tại Viện nghiên cứu Brookings tại Washington DC, Cố vấn Kinh tế Quốc gia Laurence Summers, cũng chỉ cố gắng làm yên lòng cử tọa rằng, “hết đêm sẽ đến ngày”, hết khủng hoảng sẽ đến phát triển. Ông tuyên bố, theo học thuyết Keynes, cứ mỗi một thế kỷ kinh tế tư bản sẽ phải trải qua 2-3 lần khi “các thuộc tính tự cân bằng của kinh tế thị trường sẽ bị phá vỡ vì các cơ cấu tạo ổn định bị các vòng xoáy tội lỗi làm tê liệt”. Khi giá bất động sản giảm, người ta phải bán bất động sản để giảm thiệt hại, nhưng càng bán nhiều giá bất động sản lại càng giảm. Bất động sản giảm giá thì ngân hàng mất vốn và cho vay sẽ giảm. Giá nhà giảm tức là nhiều người bị tịch thu nhà làm cho các công ty cho vay cầm cố bị thiệt hại. Đến lượt mình, các công ty này buộc phải giảm cho vay vì không có tiền. Việc này lại làm giá nhà tiếp tục giảm nữa. Một hệ thống tài chính bị suy yếu sẽ làm cho các hoạt động vay mượn giảm đi, làm cho nền kinh tế yếu đi và lại làm cho hệ thống tài chính yếu đi. Thu nhập thấp làm giảm chi tiêu. Giảm chi tiêu dẫn đến giảm lao động. Thất nghiệp tăng tức là thu nhập giảm. Vòng xoáy cứ thế tiếp tục.

Nghe chừng với lý thuyết này, sẽ không có cách nào để ra khỏi vòng xoáy này. Nhưng ông cựu hiệu trưởng trường Harvard, người ở tuổi 28 đã trở thành giáo sư trẻ nhất vào thời đó của trường đại học danh giá này, Laurence Summers cũng giải thích rất có lý rằng, “khi sự tham lam có thừa và nỗi sợ hãi có ít” thì người ta đầu tư mà không tính đến thực tế và chỉ hy vọng hão huyền. Chính phủ lúc đó cũng nhắm mắt trước những thực tế sai lầm đấy và bong bóng xuất hiện. Chỉ khi bong bóng vỡ thì sự tham lam lại nhường chỗ cho sự sợ hãi. Lúc đó không ai dám kinh doanh, tất cả xã hội đều khoanh tay và trượt dốc. Để phá vỡ vòng xoáy đó người ta phải xây dựng lại niềm tin vào cơ hội làm giàu mà kinh doanh mang lại.

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế Mỹ bùng nổ, chính phủ Mỹ đã thông qua rất nhiều biện pháp để gây dựng lại niềm tin đó. Gần đây nhất, Chính phủ đã đưa ra một ngân sách lịch sử với 3,6 ngàn tỉ đô la để kích cầu toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả của gói ngân sách này hiện vẫn còn đang được tiếp tục tranh cãi, nhưng nỗ lực kích cầu nền kinh tế là quá rõ. Hiện nay người ta đã chờ đợi để Bộ trưởng Tài chính đưa ra những biện pháp cụ thể để tiếp tục giải cứu nền kinh tế và đưa ra những luật chơi mới chặt chẽ hơn để điều hành nền kinh tế. Đây là danh sách các biện pháp nhằm lấy lại niềm tin của công chúng được thông qua trong thời gian qua. Danh sách này còn xa mới được coi là đủ. Thế nhưng, có lẽ tất cả những nỗ lực đó đã phần nào gây dựng lại được niềm tin đã bị đổ vỡ. Khủng hoảng không tự nhiên mất đi, không phải xảy ra trước thì kết thúc trước mà nó tùy thuộc vào nỗ lực giải quyết khủng hoảng. Bài học khủng hoảng của Mỹ xem ra rất bổ ích cho những ai muốn học.

 

 

(Theo Doanh nhân)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Công ty tài chính: Èo uột vì bị "trói buộc" quá nhiều
  • Ưu đãi thuế: Chưa đủ!
  • Ngân hàng nên thay đổi
  • Bám phao chưa đủ
  • “Không nên quá lo lắng khi kết thúc gói kích cầu”
  • Suy giảm nhưng vẫn tăng trưởng dương
  • Cơ hội gần cho nhà đầu tư
  • Doanh nghiệp vẫn “kêu” khó tiếp cận vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!