Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Áp dụng trần lãi suất cho vay VND?

Đang có thông tin đồn trên thị trường về khả năng Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng trần lãi suất cho vay VND. Nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng có lẽ đây là quyết định cần thiết trong bối cảnh thị trường tiền tệ hiện nay.

Thêm một biện pháp hành chính


Từ những ngày đầu tháng 5.2011 đến nay, tình hình thị trường tiền tệ diễn biến nhanh chóng, phức tạp, trần LS tiền gửi VND liên tiếp và phổ biến bị “xé rào”. LS huy động thực tế leo thang từ 16%, đến 18%, 19% và đến 21%/ năm. Như vậy không có gì khó hiểu khi LS các NHTM cho vay ra có thể đạt 25%, 27%/năm. Dư luận những ngày qua cũng đã nêu vấn đề NHNN cần nâng trần LS huy động VND lên 16% để thừa nhận thực tế diễn biến của thị trường.

Tuy nhiên, theo ý kiến của người viết thì khi Chính phủ chưa kiểm soát được các dòng vốn đổ vào các dự án BĐS, khi vẫn có những dự án BĐS tốt có cơ hội kiếm lợi nhuận 30%, 50%, thậm chí 100% thì  việc nâng trần LS huy động vốn chỉ làm sản xuất của các DN thêm đình đốn, còn từng NH vẫn lao theo những cuộc đua LS, vẫn tìm mọi phương cách để tăng trưởng tín dụng, nhất là tín dụng phi sản xuất.

Cho đến nay, có thể nói cơ chế trần LS huy động đã không thành công, DN sản xuất vẫn khó tiếp cận và vẫn phải vay vốn với LS cao. NH bị kêu ca do không chia sẻ khó khăn chung với DN vì thực tế khá nhiều NH vẫn có lợi nhuận cao trong những năm qua.

Để công bằng hơn về điều kiện kinh doanh giữa NH và khách hàng, chặn các cuộc đua LS trong hệ thống, để nhờ chính khách hàng vay giám sát các NH và chặn những diễn biến xấu của tình hình thị trường những ngày qua, NHNN nên ban hành ngay chính sách áp dụng cả trần LS tiền gửi và trần LS cho vay VND. Khoảng cách chênh lệch giữa hai trần này nên trong khoảng từ 3,5% đến 5%/năm để tạo sự cạnh tranh giữa các NH, cũng như có sự phân biệt về giá trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng vay (khách hàng có nguy cơ rủi ro cao phải chịu LS cao), đảm bảo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển lành mạnh của NH. Ở đây nên coi việc ban hành thêm chính sách về trần LS cho vay chỉ là thêm một biện pháp hành chính đồng bộ chính sách trần LS tiền gửi.

Sàng lọc hệ thống ngân hàng

Để hạn chế tiêu cực và tăng hiệu quả của chính sách trần LS cho vay nếu được áp dụng, Chính phủ, NHNN cần thực hiện đồng thời 3 nhóm giải pháp:

Thứ nhất: Tăng cường khối lượng và thời hạn (3 tháng/6 tháng) cho vay chiết khấu, tái chiết khấu qua thị trường mở (nghiệp vụ thị trường mở là NHNN thực hiện việc mua bán  ngắn hạn như, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng  và tác động gián tiếp đến LS thị trường); khống chế trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn VND về  3%/năm để giải quyết tức thời vấn đề thanh khoản của hệ thống, khắc phục tình trạng khách hàng mặc cả LS với NH và vốn chạy lòng vòng trong hệ thống.

Một mặt Chính phủ, NHNN khống chế chặt chẽ mức độ tăng trưởng tín dụng, tín dụng phi sản xuất để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát; mặt khác sẵn sàng cung ứng vốn, kể cả không thế chấp đối với NH tới một giới hạn nhất định (ví dụ: 50% vốn điều lệ của NH đó). Theo đó, NHNN có quyền cho NHTM vay và không cần các yêu cầu về thế chấp, chiết khấu, hoặc mua bán các giấy tờ có giá qua thị trường mở.

Thứ hai: Tăng cường kỷ luật thị trường. Nếu cần thiết cần phải xử lý những NH quản trị yếu kém; sàng lọc hệ thống ngân hàng một cách nghiêm túc. Xung quanh vấn đề này cần hiểu và thực hiện phương thức mà Chính phủ Mỹ đã sử dụng trong việc cho phá sản hàng trăm NH yếu, kém trong khủng hoảng tài chính 2007-2009 vừa qua và đã được TS Trần Du Lịch nêu rõ: “Phá sản không có nghĩa giải thể, dẹp mà là đuổi chủ cũ ra ngoài chơi, và bán lại ngân hàng đó với giá rất rẻ, nhiều khi là tượng trưng để chủ mới cấu trúc lại... có khi giá trị một NH là vài chục nghìn tỉ đồng, nhưng vì quản trị yếu kém nên giá bán chỉ đáng một đồng.

Lúc đó, chủ cũ nên rũ túi ra đi để người khác quản trị, chuyển nợ thành vốn để phục hồi hoạt động... khủng hoảng tài chính xảy ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã mua lại một số NH lớn bên bờ vực phá sản và tái cấu trúc chúng, đợi khi thị trường hồi phục, FED đã bán lại và lãi rất lớn”. Khi cho NH phá sản thì trong giai đoạn đặc biệt này Chính phủ cần thay đổi chính sách bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ lợi ích người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống, ví dụ, bảo hiểm 100% đối với những khoản tiền gửi dưới 1 tỉ đồng.

Thứ ba: Triển khai sớm (ngay trong năm 2011) các đề xuất của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp nhằm quản lý thị trường BĐS hoạt động lành mạnh, nhất là các cơ chế, chính sách nhằm chống đầu cơ, thao túng giá trong lĩnh vực này... Trước mắt cần nâng mức thuế chuyển nhượng BĐS trong trường hợp không xác định được giá mua/ đầu tư từ 2% lên 5% tổng giá trị hợp đồng mua/ bán theo khung giá quy định của Nhà nước.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2025: Đồng USD sẽ không còn độc chiếm trong hệ thống tiền tệ toàn cầu
  • Giải tỏa nguồn vốn
  • VEPR: Lạm phát năm 2011 tối thiểu 15,5%
  • Liệu đồng USD có thay thế được?
  • Sau việc VNĐ lên giá mạnh so với USD
  • Vay tiêu dùng lùi về kỳ hạn ngắn, lãi suất ngày một cao
  • Cơ hội đầu tư hàng hóa vẫn lớn
  • Triển vọng kinh tế sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư phố Wall trong tuần này
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!