Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài toán lãi suất: Vẫn thiếu lời giải

Đã gần nửa năm từ khi có chủ trương hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ, bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn phải đi vay với lãi suất cao đến 15-16% một năm.

Cam kết của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng từ tháng 6 vừa qua sẽ đưa lãi suất về đích "vào 10 ra 12”, nghĩa là lãi suất huy động 10%, lãi suất cho vay 12%/năm vào tháng 9 này cũng đã lỡ hẹn. Bài toán giảm lãi suất vẫn đang dậm chân tại chỗ và sẽ không thể có lời giải nếu Ngân hàng Nhà nước không có những giải pháp điều hành quyết liệt hơn trong thời gian tới.    

Là DN trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãi lãi suất, nhưng nửa năm qua, DN Aprocimex vẫn phải đi vay với lãi suất cao, bất chấp chủ trương hạ lãi suất của Chính phủ. Cụ thể, nếu năm ngoái mức lãi họ phải trả cho ngân hàng khoảng 1 tỷ đồng một tháng, thì năm nay con số đó đã tăng hơn gấp đôi. Lợi nhuận và mức cổ tức mà công ty đặt ra từ đầu năm theo đó chắc chắn là không đạt được.

Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT Aprocimex cho rằng: “Lãi suất 14, 15, 16% thì chắc chắn kinh doanh gì cũng chẳng lãi. Với lãi suất như thế này, phải tính phát triển hay dừng lại đều phải tính”.

Lãi suất cao vẫn đang siết chặt các doanh nghiệp, đó là thực tế trong  6 tháng đầu năm nay. Có những doanh nghiệp còn ngậm ngùi tiết lộ, nửa đầu năm, lợi nhuận của họ đã bị giảm bớt tới 75 đến 80% so với cùng kỳ năm ngoái, mà một trong những nguyên nhân vẫn là do lãi suất cao. Và đích đến “lãi cho vay sẽ giảm xuống mức 12% một năm” như dự tính vẫn còn rất xa vời...

Doanh nghiệp khó là đương nhiên, song thực tế ngân hàng cũng đang phải loay hoay để huy động vốn nhằm đối phó với Thông tư 13 với hàng loạt các quy định làm tăng chi phí của ngân hàng. Thế nên, ngân hàng cũng vướng vào vòng luẩn quẩn dù có muốn giảm lãi suất cũng không biết phải giảm bằng cách nào...

Hơn 65 nghìn tỷ đồng là con số ước tính mà NHNN đã bơm ròng ra lưu thông qua kênh thị trường mở trong 5 tháng qua. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lượng tiền bơm ra là không nhỏ, tuy nhiên, lãi suất vẫn chưa giảm được, lý do được chỉ ra là ở sự luẩn quẩn của dòng tiền.

TS.Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: “Được biết, NHTƯ cung khá nhiều tiền, nhưng khảo sát sơ bộ tiền luẩn quẩn giữa ngân hàng TƯ, ngân sách và các ngân hàng lớn mà không thực sự đi vào sản xuất”.

Sự luẩn quẩn của dòng tiền được TS.Nghĩa giải thích là do tiền từ NHNN bơm ra không được các NHTM đưa vào nền kinh tế mà chủ yếu là đổ vào trái phiếu chính phủ.

Cụ thể, thời gian qua, NHNN bơm tiền ra bằng cách cho các NHTM thế chấp các giấy tờ có giá để vay với lãi suất thấp khoảng 7,5%/năm. Tuy nhiên, thay vì cho các DN vay vốn để SXKD thì các NHTM lại lấy tiền này để mua trái phiếu Chính phủ với lãi suất trên 10%. Dễ dàng thấy là ngân hàng lập tức được hưởng ngay khoản chênh lệch lãi suất khoảng 2,5%. Rồi một vòng luẩn quẩn lại tiếp tục khi ngân hàng tiếp tục mang trái phiếu Chính phủ thế chấp tại NHNN để vay tiền lãi suất thấp.

Rõ ràng là tiền bị quay vòng giữa NHNN và NHTM mà không ra lưu thông là bao nhiêu. Nền kinh tế vẫn thiếu tiền thì lãi suất không có cửa giảm.

Trước thực tế này, UB GSTCQG đã kiến nghị NHNN chính thức tính toán lại cung tiền để nếu thiếu, phải bơm thêm một liều lượng đủ lớn cho nền kinh tế. Điều này không đáng ngại tại thời điểm này khi lạm phát đang được kiểm soát ổn định.

TS.Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: “Tôi có thể trả lời một cách mạch lạc và chính xác là, NHTƯ phải cung tiền, làm số dư tiền mình cung ra đủ để đảm bảo số dư còn lại trong lưu thông tương đối lớn, đủ để đảm bảo KL luân chuyển hàng hóa tăng lên, lúc bấy giờ mới giảm lãi suất được”.

Các chuyên gia nhận định, những NHTM nắm nhiều giấy tờ có giá trong tay chủ yếu là các NHTM quốc doanh. Nếu để sự ách tắc của dòng tiền tiếp diễn, thì cái lợi chỉ rơi vào túi các ngân hàng này, mà việc bơm tiền của NHNN chẳng giúp được gì nhiều cho mục tiêu hạ lãi suất.

(VTV)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nới lỏng kiểm soát ngân hàng dẫn đến khủng hoảng tài chính
  • Kinh doanh vàng kém chất lượng, vàng sai tuổi: Công khai “móc túi” người mua
  • Thị trường bảo hiểm nhân thọ: Tăng sức cạnh tranh bằng sản phẩm mới
  • Có tiền đầu tư vào đâu?
  • Dư nợ cho vay xây dựng khu đô thị mới tăng trưởng âm
  • Bất động sản sau “giấc ngủ sâu”
  • “Phá ranh giới” tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm
  • Lợi nhuận giảm vì tỷ giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!