Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo động dư nợ tín dụng lĩnh vực nóng của nhiều ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng không quá 20% và tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%, đang là mối lo của nhiều ngân hàng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, có khá nhiều ngân hàng thương mại “vung tay” cho vay lĩnh vực phi sản xuất lên tới 52,2%.

Tại  Hội nghị triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP (NQ 11) và Chỉ thị 01/CT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức mới đây, nhiều tổ chức tín dụng tỏ ra lo ngại với mục tiêu tăng trưởng trong năm nay, vừa phải đảm bảo không tăng quá 20% lại vừa phải để tổng phương tiện thanh toán ở khoảng 15 -16%.

Theo các ngân hàng, mức tăng trưởng này lâu nay chưa bao giờ đạt. Nhiều năm nay tăng trưởng tín dụng vẫn ở khoảng 25-28%.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), giảm tăng trưởng tín dụng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tài chính, lợi nhuận của các TCTD. Bởi, hiện thu từ tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ  lớn trong tổng nguồn thu của các TCTD.

Trong khi đó, NHNN cũng yêu cầu giảm tỷ lệ tín dụng khu vực phi sản xuất (chứng khoán, tiêu dùng, bất động sản) xuống tối đa 16%. Nhiều TCTD lo ngại, tín dụng khu vực này lâu nay vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, nay chính sách vừa bắt ngân hàng “buộc bụng” lại “bóp miệng” thì khó sinh lợi nhuận.

Theo báo cáo của NHNN, tính đến hết năm 2010, dư nợ cho vay phi sản xuất khoảng 431 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,7%/tổng dư nợ toàn ngành. Trong đó, 18 ngân hàng có dư nợ lĩnh vực này từ 25% trở xuống (tính trên tổng dư nợ của ngân hàng); còn là 24 ngân hàng có dư nợ từ 25% trở lên.

Nhiều ngân hàng như, NHTMCP Phương Tây có dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất tới 52,2%; NHTMCP Sài Gòn Hà Nội cũng có mức dư nợ cao 47%; NHTMCP Đông Nam Á 21%, NHTMCP Nam Việt 41%,…

Đây là những ngân hàng được đánh giá là rất khó khăn để giảm tỷ lệ tín dụng khu vực phi sản xuất trong năm nay.

(NDHMoney)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tỉ giá, lãi suất, thiếu vốn… “bao vây” doanh nghiệp
  • Ba lý do khiến cho đồng USD giữ được sức mạnh
  • Kiểm toán các tập đoàn: kết quả không như đồn thổi
  • Ngân hàng Trung ương - Cuộc chơi trở nên phức tạp hơn
  • Sân chơi lãi suất bất bình đẳng và "tái cấu trúc" tư duy
  • Thế giới trong vòng xoáy lạm phát
  • Bất động sản lo đóng băng vì thiếu vốn
  • Kinh tế tập đoàn có hiệu quả không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!