Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế tập đoàn có hiệu quả không?

Hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa tương xứng với mức tài sản nhiều tỉ USD họ đang sở hữu. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đang tập trung làm rõ nguyên nhân của vấn đề này.

Đó là nhận định của Tổng KTNN Vương Đình Huệ tại buổi họp báo công bố kế hoạch kiểm toán năm 2011 tổ chức ngày 3-3 ở Hà Nội.

Theo ông Vương Đình Huệ, qua kiểm toán năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty của Việt Nam có tổng tài sản khá lớn. Điển hình như Tổng công ty Dệt may có vốn 1 tỉ USD. Quy mô hơn, Tập đoàn Dầu khí có tổng tài sản ước gần 19 tỉ USD, trong đó vốn chủ sở hữu gần 60%. Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN có tổng tài sản khoảng 6 tỉ USD.

Nhìn vào quy mô như vậy nhưng theo ông Huệ, hiệu quả kinh tế của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung theo đánh giá là chưa tương xứng với vốn, tài sản đang có. Do đó, KTNN đang tập trung làm rõ nguyên nhân của vấn đề này ở các tập đoàn và sẽ có các luận chứng cụ thể để kiến nghị về mặt cơ chế, chính sách cũng như thực tiễn hoạt động.

Cũng tại cuộc họp báo, KTNN đã công bố kết quả kiểm toán một số chuyên đề, trong đó có việc phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006-2009, công tác quản lý thu thuế trong hai năm 2008-2009 tại Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế...

Về trái phiếu Chính phủ, trong bốn năm đã huy động được trên 155.000 tỉ đồng và 534 triệu USD để bù đắp bội chi ngân sách và chi cho phát triển. Cũng trong giai đoạn này đã thanh toán gốc và lãi hơn 91.500 tỉ đồng. Đối với quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, KTNN cho rằng còn nhiều hạn chế, thiếu sót như việc bộ, ngành, địa phương đăng ký nhu cầu vốn, lập kế hoạch vốn còn hạn chế, xét duyệt, thẩm định, phê duyệt dự án... còn nhiều sai sót, phải điều chỉnh dẫn đến vỡ kế hoạch vốn.

Năm 2009 đã giải ngân vượt tổng mức vốn giai đoạn 2003-2010 nhưng chỉ có trên 50% dự án đã hoàn thành. Vốn trái phiếu Chính phủ còn bị sử dụng không đúng nội dung, mục đích. Qua kiểm toán, KTNN kiến nghị xử lý tài chính trên 460 tỉ đồng.

Đối với quản lý thu thuế 2008-2009, cả công tác hoàn thuế và giảm thuế đều còn nhiều sai sót. Về hoàn thuế chủ yếu vẫn là hoàn trước, kiểm tra sau nhưng công tác kiểm tra chưa được chú trọng, có cục thuế chỉ kiểm tra 20-30% đối tượng.

Về giảm thuế giá trị gia tăng, KTNN cũng phát hiện còn trường hợp hoàn thuế không đúng đối tượng. Về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp kê khai thiếu thu nhập, xác định thuế được giảm không đúng và cơ quan thuế chưa kiểm tra, thanh tra xử lý kịp thời. Tại Tổng cục Hải quan, thực hiện miễn thuế theo chế độ còn tình trạng cấp danh mục hàng hóa miễn thuế không đảm bảo chặt chẽ, không đủ điều kiện thủ tục...

Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cho biết kết thúc 136 cuộc kiểm toán, KTNN kiến nghị xử lý tài chính hơn 17.000 tỉ đồng gồm tăng thu gần 5.000 tỉ và giảm chi hơn 2.500 tỉ đồng. Còn lại là các khoản nợ đọng, các khoản phải nộp, hoàn trả khác... KTNN đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát để hủy bỏ, thay thế, sửa đổi bổ sung trên 40 văn bản không phù hợp. Đối với chuyên đề kiểm toán hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh năm 2009, KTNN đề nghị xử lý hơn 51 tỉ đồng sai phạm gồm hỗ trợ không đúng đối tượng, cho vay hỗ trợ khi hàng đã bán...

Với góc độ của nhà quản lý  kinh tế và theo quy luật phát triển: Viện trưởng Viện QTDN  có quan điểm  cụ thể là  thực sự mô hình "Kinh tế tập đoàn là mô hình lý tưởng nhất  trong kinh doanh vì nó đạt được độ hoàn hảo đúng luật kinh doanh đó chính là sức mạnh của sự tập trung "tư bản" rồi  tích tụ "tư bản" kinh doanh lớn và lợi nhuận cao  nếu giải quyết đúng được  ba mấu chốt cơ bản của quá trình  quản lý kinh doanh"  đó là.

Một là:Vốn sở hữu chủ của tập đoàn là ai ? (nếu kinh tế tập đoàn mà quá nửa vốn là của chung gọi là sở hữu nhà nước) hay vốn của "cha chung không ai khóc" hay vốn  của chùa thì không thể sử dụng nguồn vốn này hiệu quả được đó là căn bệnh nan y và có tính di truyền trong quản lý kinh tế nhà nước.  Nếu không tìm ra thuốc chữa đặc trị hoặc giải phẫu căn bệnh này thì khó có thể  giải được bài toán kinh tế "hóc búa" và cũng rất đơn giản này. Nhất là chủ sở hữu tài sản lại là nhà nước cái quan điểm sở hữu chung đó rất mơ hồ trong kinh tế thị trường? nó dẫn đến tính vô trách nhiệm với đồng vốn hay khi có điều kiện còn phát sinh thêm bệnh khác đó là  "tham nhũng "," tham ô lãng phí "dễ  nảy sinh.

Hai là : Quản trị nhân sự của tập đoàn kinh tế là ai ? (Nhìn chung về vấn đề nhân sự trong quản lý kinh doanh ở bất kỳ mô hình kinh tế nào cũng cần có đủ ba  yếu tố, Một là trình độ chuyên môn,kinh nghiệm thực tế, hai là năng lực quản lý, lãnh đạo, đạo đức nghề nghiệp, ba là quyền và nghĩa vụ của nhân sự,trách nhiệm của nhân sự về tính hiệu quả của quản lý kinh doanh, Nói cách khác là phải giao khối tài sản chung ấy cho những người có đủ tài,tâm và đức đạt ở mức lý tưởng đặt ra. Khi gặt hái thành công họ phải được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, ngược lại nếu vi phạm gây hậu quả thì phải chịu trách nhiệm trước luật pháp và trước quy luật kinh doanh  cả về hình phạt và trách nhiệm tài sản cụ thể chúng ta phải kiểm toán thường xuyên, tìm ra nguyên nhân kịp thời để quy trách nhiệm ngay và xử lý từ khi bắt đầu thấy bệnh nếu không như hiện nay ta thấy có bài báo nói  "chưa kiểm tra là anh hùng nhưng sau kiểm tra là tội phạm", Nếu làm rõ được điều này thì chúng ta không cần phải kiểm tra đâu mà người quản lý trực tiếp khối tài sản ấy sẽ tự kiểm tra và đánh giá hiệu quả kinh tế của tập đoàn với bất kỳ cương vị nào mà được giao trọng trách.Nếu không chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù khoản kinh phí ,tài sản bị thua lỗ hay mất mát của tập đoàn khi gặp sự cố hay tai nạn nghề nghiệp.

Ba là: Phương thức xác định,quản lý hiệu quả  đồng vốn khi kinh doanh. Nếu làm được điều này chắc chắn không thể có mô hình kinh tế nào lý tưởng hơn "kinh tế tập đoàn" vì ở đây nó tích tụ được đủ các yếu tố thành công của kinh doanh đó là "Vốn ", ổn định. tập trung. đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm rất độc đáo phổ biến và rộng ít cạnh tranh và gần như  sự thành công trong kinh doanh sẽ là đương nhiên.  Vì vậy kinh tế tập đoàn thường được tập chung và vận dụng vào các ngành mũi nhọn,trọng tâm và chủ chôt  có yếu tố độc quyền  trong nền kinh tế làmột  tất yếu. Và mô hình tập đoàn kinh tế vẫn luôn là đích đến của các Doanh nghiệp, doanh nhân trọng mọi nền kinh tế .

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sai phạm tại các sàn giao dịch Bất động sản: Siết cách nào?
  • Loạn lãi suất “chui”
  • Vấn đề của năm 2011: tỷ giá và lạm phát
  • Lạm phát và bài học năm 2010
  • Sức ép và biện pháp “hạ nhiệt”
  • Việt Nam nên phát hành chứng chỉ vàng giấy?
  • ADB cho rằng Việt Nam cần hạ mục tiêu tăng trưởng GDP
  • Hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!