Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cả năm, tín dụng bằng ngoại tệ tăng gấp đôi tiền đồng

Báo cáo hoạt động ngân hàng trên địa bàn năm 2010 của ngân hàng Nhà nước TP.HCM (NHNN) cho biết, dự tính đến 31.12.2010, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 766.250 tỉ đồng, tăng 27% so với cuối năm 2009.

Trong đó, huy động bằng tiền đồng ước đạt 570.430 tỉ đồng, tăng 30,8%, bằng ngoại tệ đạt 195.820 tỉ đồng, tăng 17%. Tổng dư nợ tín dụng tăng 25%. Dư nợ bằng tiền đồng tính đến cuối năm ước đạt 501.650 tỉ đồng, tăng 18,5%, bằng ngoại tệ ước đạt 198.160 tỉ đồng, ước đạt 45,2%.

Theo số liệu tổng hợp từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn, ước cả năm 2010, tổng doanh số mua ngoại tệ là 58,5 tỉ USD, giảm 12% so với năm 2009.

Trong 3 tháng gần đây, tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng qua từng tháng, và tăng cao hơn các tháng đầu năm. Song cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ vẫn ít thay đổi. Tỉ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ so với tổng huy động vốn năm 2007 là 25,6%, 2008 là 25,9%, 2009 là 27,7% và tháng 10/2010 là 25,6%.

Theo số liệu tổng hợp từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn, ước cả năm 2010, tổng doanh số mua ngoại tệ là 58,5 tỉ USD, giảm 12% so với năm 2009. Tổng doanh số bán ngoại tệ đạt 59,92 tỉ USD, giảm nhẹ 4,3%. Về thị phần mua bán ngoại tệ, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (bao gồm cả Vietcombank và Vietinbank) chiếm 47,56%, ngân hàng nước ngoài chiếm 46,83%, ngân hàng liên doanh chiếm 3,45%, ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 2,16%. Lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn ước tính cả năm là gần 4 tỉ USD, tăng 23,77% so với năm trước.

Thị trường liên ngân hàng tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán cho các tổ chức tín dụng thành viên trên địa bàn trong năm 2010. Tuy nhiên, quan hệ về vốn giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường chủ yếu theo một chiều: ngân hàng cho vay thường là ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn và ngân hàng đi vay thường là ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, công ty cho thuê tài chính… Quan hệ dựa trên cơ sở uy tín, tín nhiệm giữa các tổ chức tín dụng. Vì vậy, trong một số trường hợp, khi các ngân hàng thương mại nhà nước không cho vay ra, thì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong ngày giao dịch sẽ tăng nhanh và tăng cao. Theo đó, việc khai thác và sử dụng nguồn chưa hợp lý tại một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ (các ngân hàng này thường ít đầu tư vào giấy tờ có giá để có thể giao dịch trên thị trường mở, tập trung tăng trưởng tín dụng để thu nhập cao hơn…) đã tạo ra những tồn tại này của thị trường.

 

(Theo Hồng Sương/sgtt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Rủi ro từ hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà
  • Bài toán lãi suất: Lợi ích thuộc về ai?
  • Đề xuất thành lập Ban xỷ lý các vấn đề vĩ mô
  • Trật tự thị trường đã được tái lập
  • Trưởng đại diện IMF nói gì về tỷ giá và lãi suất ở Việt Nam?
  • Bất động sản Hà Nội: Hấp dẫn nhưng khó vào
  • Thanh toán trực tuyến – vẫn trong giai đoạn “tỏ tình”
  • “Ảo” sợ hơn thật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!