Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất thành lập Ban xỷ lý các vấn đề vĩ mô

Ba vấn đề lớn sẽ được Ban này tập trung giải quyết là lãi suất, vàng và tỷ giá.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) sẽ đề xuất Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo điều hành và xử lý các vấn đề vĩ mô trong năm 2011. Thông tin được Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch UBGSTCQG cho biết vào ngày 18/12.

Lãi suất sẽ giảm vào quý I/2010

Ông Lê Xuân Nghĩa cho biết với CPI cả năm 2010 dự kiến 10,5% thì lãi suất thực dương hiện nay lên đến 5% là quá cao. Do đó, việc nâng lãi suất thêm nữa để ổn định tỷ giá theo khuyến cáo của các chuyên gia kinh tế là không cần thiết và gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Nghĩa cho biết đã đề xuất chính phủ giải pháp bình ổn thị trường ngoại hối, sau khi tỷ giá trên thị trường ổn định sẽ tiến hành giảm dần lãi suất về 12% vào quý I/2010 và 10% vào quý III/2011.

Ông Nghĩa cũng cho biết theo thống kê của Ủy ban giám sát tài chính thì khoảng bốn tháng qua đang có dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam, mỗi tháng trung bình khoảng 700 triệu USD.

Về vấn đề vàng ông Nghĩa cho biết Hội đồng vàng thế giới thì nói ở Việt Nam có hơn 1.000 tấn vàng trong dân (tương đương 46 tỉ USD), một số liệu đáng tin cậy khác cho rằng có khoảng 460 tấn (20 tỉ USD).

Ông Nghĩa nhấn mạnh: “Với con số nào thì khối lượng vàng trong dân này sẽ là một lực lượng đầu cơ lớn, nếu không được kiểm soát thì sẽ gây ra những biến động khó lường”.

"Trong cuộc họp tuần này Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sẽ đề xuất với chính phủ thành lập Sở giao dịch vàng để làm ổn định thị trường vàng và ngoại hối", ông Nghĩa cho biết.

Tỷ giá: biện pháp dung hòa


Vấn đề tỷ giá sẽ được UBGSTCQG đề xuất chính phủ tập trung giải quyết dứt điểm trong năm 2011.
 
Ông Nghĩa cho biết vấn đề tỷ giá tự do vượt quá 10% so với tỷ giá chính thức là chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đề xuất giải pháp tăng lãi suất, nhưng với lãi suất thực dương hiện nay lên tới 5%, nếu tiếp tục tăng lãi suất sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Giải pháp thứ hai là bán ngoại tệ dự trữ để can thiệp vào thị trường. Ông Nghĩa cho rằng với một nhu cầu ngoại tệ rất lớn như hiện nay, nếu chỉ sử dụng mỗi biện pháp bán ngoại tệ để can thiệp sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của thị trường.

Biện pháp dung hòa mà UBGSTCQG đề xuất thực hiện là kết hợp cả hai giải pháp trên: vừa tăng lãi suất, vừa bán ngoại tệ để can thiệp.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Trật tự thị trường đã được tái lập
  • Trưởng đại diện IMF nói gì về tỷ giá và lãi suất ở Việt Nam?
  • Bất động sản Hà Nội: Hấp dẫn nhưng khó vào
  • Thanh toán trực tuyến – vẫn trong giai đoạn “tỏ tình”
  • “Ảo” sợ hơn thật
  • Mùa cao điểm dư nợ năm nay khác!
  • “Hai mặt” của đồng USD
  • Cần có “đội phản ứng nhanh” với lãi suất huy động?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!