Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách mạng “mobile banking” ở châu Phi

 
Thủ tục lập tài khoản ngân hàng trên điện thoại di động ở châu Phi khá đơn giản - Ảnh: Getty Images/BBC.

Hàng triệu người châu Phi đang sử dụng điện thoại di động để thanh toán hóa đơn, chuyển tiền và mua bán các mặt hàng sử dụng hàng ngày. 

Vậy tại sao một dịch vụ vốn bị xem là  dở sống dở chết ở phương Tây lại thành công ở châu Phi?

Châu Phi đang là thị trường di động phát triển nhanh nhất thế giới, với phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ là công ty địa phương. Tại những quốc gia như Nam Phi, số điện thoại di động “đánh bại” điện thoại cố định với tỷ lệ 8/1. Tại Kenya, cách đây 1 thập kỷ, mới chỉ có 15.000 chiếc di động được sử dụng, nhưng tới nay, con số này đã vượt mức 15 triệu.

Thủ tục lập tài khoản ngân hàng trên điện thoại di động ở châu Phi khá đơn giản. Khách hàng chỉ cần đăng ký với đại lý, trình điện thoại và thẻ căn cước, sau đó nộp tiền vào tài khoản. Sau đó, chủ tài khoản có thể dùng tài khoản này để thanh toán cho mọi giao dịch, từ mua bia tới mua gia súc. 

Một nông dân từ Masai, Kenya tới thủ đô Nairobi của nước này để bán bò, nhưng không nhận tiền mặt mà yêu cầu khách chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng trên di động để tránh bị bọn cướp đường dòm ngó. Một phụ nữ Kenya cho biết, chị vẫn dùng điện thoại để chuyển tiền vào tài khoản của bố mẹ mình.

Ước tính, trên thế giới có khoảng 1 tỷ người có điện thoại di động nhưng không có tài khoản ngân hàng. Ở Tanzania, chỉ 5% dân số có tài khoản ngân hàng. Tại Ethiopia, cứ 100.000 người mới có một điểm giao dịch ngân hàng. Mặt khác, phí chuyển tiền tại các ngân hàng ở châu Phi thường là cao, và đây chính là cơ hội để dịch vụ ngân hàng trên di động phát triển.

Theo ông Pauline Vaughan, Giám đốc M-Pesa, hãng dịch vụ ngân hàng trên di động lớn nhất Kenya, mặc dù số tiền được chuyển mỗi lần giữa các tài khoản thường là nhỏ, nhưng bù lại, quy mô của thị trường là rất lớn.

“M-Pesa đã có 7 triệu khách hàng đăng ký sử dụng. Dù số tiền bình quân mỗi giao dịch chưa đầy 40 USD nhưng tổng khối lượng giao dịch mỗi ngày của chúng tôi vẫn vượt 8,5 triệu USD”, bà Pauline cho hay.

Khó khăn hiện nay là mặc dù nhiều nước châu Phi đang trải qua một cuộc cách mạng về dịch vụ ngân hàng trên di động, nhiều nước khác vẫn tỏ ra chậm chân ở lĩnh vực này. 

Trong lúc những nước như Kenya, Nam Phi và phần lớn khu vực Bắc Phi đang tiến tới tỷ lệ sử dụng điện thoại di động 100%, tại những nước như Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea và Ruwanda, tỷ lệ này là chưa đầy 30%. Thu nhập thấp, tình trạng mù chữ, và những “điểm đen” trong hệ thống phủ sóng di động là những trở ngại đối với việc tiêu thụ và sử dụng “dế” ở những nước này.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nhiều thị trường châu Phi còn quá rủi ro để các nhà cung cấp mạng nước ngoài nhảy vào. “Các nhà mạng lo ngại về chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, nợ khó đòi và tình trạng chính trị bất ổn định ở châu Phi”, ông Nigel Hawkins, một nhà phân tích độc lập về thị trường di động nói.

Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng trên di động ở châu Phi đang nhận được sự ủng hộ tích cực của các nhà hoạt động từ thiện. Quỹ Bill and Melinda Gates Foundation của vợ chồng tỷ phú Bill Gates có kế hoạch rót 12,5 triệu USD để mở rộng dịch vụ tiện ích này tới đối tượng người nghèo ở “lục địa đen”. 

Các công ty dịch vụ ngân hàng trên di động ở châu Phi đã chắc chân ở thị trường trong nước cũng đang tìm cách mở rộng ra thị trường nước ngoài. Hãng M-Pesa của Kenya đang thăm dò thị trường láng giềng Tanzania và thậm chí tính chuyện nhảy vào thị trường Afghanistan.

(Theo Kiều Oanh // VnEconomy // BBC)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chính sách tín dụng cần nhất quán
  • Bảo hiểm thời khủng hoảng
  • Hỗ trợ lãi suất: Không nên cắt đột ngột!
  • 1.000 ngân hàng Mỹ có thể sụp đổ trong hai năm tới
  • Thị trường ngoại hối: Làm sao để tháo “nút thắt”?
  • Thiếu đô la, doanh nghiệp "lách" bằng ngoại tệ khác
  • Cẩn trọng lạm phát gia tăng
  • Băn khoăn năng lực hấp thụ vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!