Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Băn khoăn năng lực hấp thụ vốn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến, cần phải linh hoạt trong phân bổ và đưa ra những giải pháp quyết liệt để tăng cường khả năng giải ngân nguồn vốn trái phiếu chính phủ (TPCP), trong đó có 20.000 tỷ đồng phát hành thêm.

 


Cần những giải pháp quyết liệt để tăng cường hiệu quả nguồn vốn trái phiếu chính phủ - Ảnh: Hoài Nam

 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, nếu như trong 5 tháng đầu năm, cả nước mới giải ngân nguồn vốn TPCP đạt 18,4% kế hoạch (5.300 tỷ đồng), thì chỉ riêng tháng 6/2009 đã giải ngân thêm được trên 4.500 tỷ đồng, nâng tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này trong 6 tháng đầu năm lên 9.826 tỷ đồng, bằng 27,3% kế hoạch ban đầu. Từ kết quả này, Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho rằng, năm 2009 có thể giải ngân được 64.000 tỷ đồng TPCP, trong đó có 20.000 tỷ đồng phát hành thêm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án phân bổ 20.000 tỷ đồng TPCP phát hành thêm. Theo đó, sẽ bố trí tăng thêm 8.300 tỷ đồng cho các dự án ngành giao thông vận tải; 4.200 tỷ đồng cho ngành thuỷ lợi; 2.000 tỷ đồng cho ngành y tế; 5.500 tỷ cho các dự án giáo dục, trong đó bố trí 4.000 tỷ đồng cho việc xây dựng ký túc xá sinh viên tại một số địa phương. 

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, nguồn vốn TPCP phát hành thêm sẽ được tập trung cho các dự án đã có trong danh mục theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chưa bố trí đủ nguồn; tập trung cho các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2009 và 2010. Thậm chí, trường hợp bố trí không đủ nguồn vốn thì cho phép ứng trước kế hoạch TPCP của năm 2010 để thực hiện dứt điểm các dự án này. “Việc bổ sung thêm dự án mới vào Danh mục những dự án sử dụng nguồn vốn TPCP chỉ ưu tiên cho các dự án cấp bách, các dự án có thể hoàn thành trong năm”, Phó thủ tướng khẳng định.

Tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và các thành viên của Ủy ban mặc dù rất tin tưởng vào sự cân đối và bố trí vốn TPCP phát hành thêm của Chính phủ, nhưng cũng rất rất băn khoăn về khả năng hấp thụ nguồn vốn của nền kinh tế. “Trong 6 tháng đầu năm mới chỉ giải ngân chưa được 10.000 tỷ đồng, như vậy, chỉ đạt khoảng 15% kế hoạch trong tổng số vốn TPCP dự định giải ngân là 64.000 tỷ đồng. Nếu không có các giải pháp quyết liệt sẽ khó bảo đảm mục tiêu, đặc biệt là các dự án của ngành y tế, trong 6 tháng đầu năm nay mới giải ngân được 91% kế hoạch vốn của năm 2008 chuyển tiếp sang”, ông Hiền nói.

Vẫn theo ông Hiền, các công trình, dự án sử dụng vốn TPCP năm nay là nhằm phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu tổng quát của nền kinh tế, vì vậy, việc tổ chức huy động, giải ngân hết số vốn này có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, tập trung đầu tư phải đi đôi với việc kiểm tra, kiểm soát hiệu quả đầu tư. Để nâng cao hiệu quả đầu tư, ông Hiền kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạo mọi điều kiện để Chính phủ điều hành kịp thời, nhanh nhạy trong việc điều chuyển vốn giữa các dự án theo hướng tập trung vốn cho các công trình có thể hoàn thành trong năm 2009 và năm 2010, nhất là các công trình dở dang do thiếu vốn, bởi trên thực tế, nhiều công trình có thể đẩy nhanh được tiến độ, song bị chậm do bố trí vốn không đủ.

Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng, việc phân bổ vốn cụ thể cho từng dự án phải tập trung để giải quyết dứt điểm các dự án, công trình đã có khối lượng hoàn thành, triển khai nhanh, sớm phát huy hiệu quả ngay trong năm 2009 và kiên quyết loại bỏ những dự án không đủ thủ tục, kém hiệu quả. Theo ông Hiển, trong điều kiện nguồn vốn có hạn, trong khi nhu cầu vốn tập trung cho các công trình chuyển tiếp, cho các dự án đã có khối lượng hoàn thành còn rất lớn, nên các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư chỉ nên bố trí một phần vốn đủ để hoàn tất các thủ tục, đồng thời đối với dự án đang khởi công thì bố trí theo tiến độ, tránh bố trí dàn trải dẫn tới hiệu quả thấp.

Từ quan điểm trên, ông Hiển đề nghị cắt giảm 1.500 tỷ đồng trong số 4.000 tỷ đồng vốn TPCP mà Chính phủ đề nghị đầu tư ký túc xá sinh viên vì xuất phát từ tình hình thực tế chuẩn bị và triển khai năm 2009 khó có thể giải ngân hết số tiền này trong năm nay. Hơn nữa, cho đến thời điểm này, Chính phủ cũng chưa có phương án phân bổ cụ thể số tiền 4.000 tỷ đồng TPCP để xây dựng ký túc xá sinh viên. “Trước mắt chỉ bố trí khoảng 2.500 tỷ đồng đầu tư ký túc xá sinh viên, chuyển 1.500 tỷ đồng để bố trí cho các dự án giao thông, thuỷ lợi cấp bách khác”, ông Hiển kiến nghị.

Nhưng, trước thực trạng chỗ ở cho sinh viên của các trường đại học, cao đẳng thiếu trầm trọng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn lại có ý kiến hoàn toàn khác. Ông Đàn cho rằng, nếu trong năm 2009 không giải ngân hết số tiền 4.000 tỷ đồng TPCP, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên cho phép thực hiện tiếp trong quý I/2010 như đối với nhiều dự án, công trình trọng điểm khác.

 

 

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sáng - tối trên thị trường bảo hiểm
  • An toàn bảo mật ngân hàng: Không dễ !
  • Thị trường ngoại tệ: Cần biện pháp hơn... hô hào
  • TQ giảm cung tiền: Hệ lụy và bài học kinh nghiệm
  • Giải mã tình trạng "găm giữ ngoại tệ"
  • Cảnh giác với nguy cơ tái lạm phát 6 tháng cuối năm
  • Kiểm soát chặt chất lượng tín dụng: Cho vay sẽ tăng chậm lại?
  • Kiểm soát tín dụng để ngăn lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!