Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách hệ thống tài chính toàn cầu đang đi chệch hướng?

Vấn đề của hệ thống tài chính hiện nay không nằm ở các luật lệ mà nằm ở cấu trúc. Do đó, cải cách theo hướng siết chặt các luật lệ chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả.
 
Khi hệ thống ngân hàng toàn cầu sụp đổ thời kỳ 2007 – 2008, phản ứng phù hợp trong ngắn hạn là sử dụng tiền của công chúng để ngăn chặn tình trạng sụp đổ của cả chuỗi các định chế tài chính. Tuy nhiên, biện pháp đúng đắn và mang tính chất dài hạn không phải là ngăn chặn những vụ sụp đổ trong tương lai, mà ngược lại, phải xây dựng được một hệ thống kinh tế - tài chính đủ mạnh để chống đỡ lại sự sụp đổ của các ngân hàng nhỏ lẻ. 
 
Hơn nữa, rõ ràng là rất khó để có thể tìm được 1 hệ thống quản lý và giám sát có đủ khả năng kiểm soát những rủi ro và ngăn chặn sự sụp đổ của các tập đoàn tài chính quốc tế khổng lồ. Tin tưởng rằng thất bại của các “sếp lớn” trong việc điều hành sẽ bị xóa bỏ bằng những nỗ lực giám sát đến từ các quan chức cấp cao của các cơ quan điều hành hoàn toàn là 1 ảo tưởng. 
 
Dư luận đã kịch liệt phê phán các nhà điều hành khi họ không thể kiểm soát các hoạt động 1 cách hiệu quả. Các cơ quan giám sát được cho là chỉ có trách nhiệm chung chung đối với sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. 
 
Tuy nhiên, các qui định mà phần nhiều dựa vào tỷ lệ vốn như hiện nay sẽ không chỉ thất bại trong quá khứ mà sẽ tiếp tục thất bại thảm hại trong tương lai. Thành công của một chương trình cải cách luật lệ là có thể đảm bảo rằng cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ không xảy ra chính xác như những gì đã diễn ra trong giai đoạn 2007 – 2008. 
 
Nhiều khi, người ta lại muốn xóa bỏ thất bại bằng cách xã hội hóa các rủi ro suy thoái hơn là điều trị dứt điểm những vấn đề tiềm ẩn. Trong khi đó, mục tiêu của việc ngăn chặn các ngân hàng nhỏ lẻ sụp đổ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. 
 
Để đạt được hiệu quả, cuộc cải cách nên tập trung vào các vấn đề mang tính cấu trúc chứ không phải tăng cường giám sát. Hệ thống kiên cường nhất lại chính là hệ thống đơn giản nhất. Tổ chức giám sát các định chế tài chính hiệu quả nhất không phải là các viên chức quan liêu mà chính là các định chế tài chính khác. Những quy tắc này phải là nền tảng cho 1 cách tiếp cận mới và rõ ràng là chúng sẽ có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn.  
 
Hiện nay, các tập đoàn tài chính phức tạp đang được tạo lập nên với cấu trúc tài sản và các khoản phải trả của tổ chức này lại chính là các khoản phải trả và tài sản của các định chế khác. Chính cấu trúc này khiến chỉ cần những rắc rối nhỏ cũng có thể gây nên những hệ lụy không thể đoán trước được và lây lan rộng rãi trong hệ thống tài chính.
 
Vấn đề của hệ thống tài chính giờ đây là không thể được giải quyết bằng cách thành lập các hội đồng quan sát xem điều gì đang diễn ra. Trong khi đó, phản ứng bằng cách bắt cả xã hội phải bảo hiểm cho hệ thống tài chính là cách rất nguy hiểm. Phương án này không những sẽ tạo các nghĩa vụ nặng nề lên người đóng thuế mà hơn nữa còn khiến các định chế lơi là trong việc kiểm soát rủi ro. 
 
Cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan đã lên tiếng phê phán các cổ đông và người quản lý ngân hàng không thể kiểm soát rủi ro 1 cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các cổ đông thông thường chỉ là người góp chưa đến 5% tổng số vốn của các định chế tài chính và họ đang sở hữu 1 hợp đồng quyền chọn mua. Trong khi đó, các giám đốc điều hành với những khoản tiền lương và thưởng khổng lồ lại nắm giữ các quyền chọn trên các quyền chọn này. 
 
Vậy thì, làm sao chúng ta có thể mong chờ sự ổn định khi chính sự biến động lại làm tăng giá trị của các công cụ sở hữu bởi những người có các quyết định quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng nhất?
 
Thêm vào đó, những người tham gia góp vốn lớn trong các khoản đầu tư với mức độ mạo hiểm cao lại được đảm bảo bởi tư tưởng cho rằng hoạt động kinh doanh mà họ đầu tư vào là “quá lớn để đổ vỡ.” 
 
Do đó, chúng ta cần đến những định chế tài chính nhỏ hơn, đơn giản hơn tập trung vào cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế chứ không phải tập trung vào các hoạt động giao dịch giữa các định chế với nhau. 
 
Câu trả lời bền vững duy nhất với vấn đề đang nổi cộm hiện nay chính là phải hạn chế được phạm vi của những thảm họa mang tính hệ thống. Chỉ khi các chính trị gia có thể chiến thắng khi đương đầu với những ông trùm của phố Wall trong vấn đề này, công cuộc cải cách luật lệ mới có thể đem lại hiệu quả. 
 
Thu Hương

Theo TTVN/FT

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vốn đầu tư tài chính: Khoảng trống pháp lý, giám sát
  • “Bom nợ” đe dọa Trung Quốc
  • Rủi ro đạo đức: 'Bệnh ung thư' của ngân hàng
  • TS. Nguyễn Xuân Thành: Cần một hệ thống ít ngân hàng nhưng quy mô lớn
  • Sự thất bại của các “máy bơm” tiền
  • Lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam: "Vòi bạch tuộc" lũng đoạn thị trường (2)
  • Bất thường nguồn vốn ngân hàng
  • TS. Alan Phan: 'Đầu tư đa ngành là căn bệnh hoang tưởng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!