Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự thất bại của các “máy bơm” tiền

Nhiều lý thuyết kinh tế nói rằng, một liều bơm tiền lượng lớn hoàn toàn có thể kích tỉnh một nền kinh tế đang “chết giấc”. Song, lần đầu tiên trong hàng thập kỷ qua, liệu pháp đó đã không phát huy tác dụng.

4 năm và hơn 2 nghìn tỷ USD sau đợt xả van tiền của Fed nhằm cứu vãn hệ thống tài chính năm 2008, nền kinh tế Mỹ vẫn ì ạch giữa đám lầy. 
 
Chủ tịch Fed Ben Bernanker, trong một bài phát biểu trước công chúng hồi tháng trước tại Jackson Hole, Wyo., đã biện hộ cho những quyết định đã đưa ra của Ngân hàng trung ương liên quan đến những gói nới lỏng định lượng, nói rằng, các quyết sách đó đã giúp ngăn chặn một cuộc suy thoái thảm khốc hơn nhiều. 
 
Bernanke dịp đó cũng hé lộ về khả năng Fed sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế, mà có thể sẽ được thông qua ngay trong tuần này, tại cuộc họp chính sách định kỳ của Fed.
 
“Quan trọng là đạt được sự tiến triển, đặc biệt trên thị trường lao động”, Bernanke nói. “Fed sẽ đưa ra chính sách bổ sung thích hợp khi cần”.
 
Duy trì tăng trưởng việc làm một cách ổn định là một trong hai chức năng được ủy thác của Fed, bên cạnh chức năng kiểm soát lạm phát. Với 100.000 việc làm mới ít đi trong tháng 8, Fed đang có nhiều việc phải làm hơn.
 
Tất cả những gì mà Phố Wall kỳ vọng hiện nay là Fed sẽ khởi động cỗ máy bơm tiền của mình thêm một lần nữa – mua thêm hàng trăm đến hàng nghìn tỷ USD trái phiếu.
 
“Báo cáo việc làm đã củng cố kỳ vọng đó”, Michelle Girard, nhà kinh tế cấp cao của RBS nói. “Chúng ta cần thấy những cải thiện liên tục và đáng kể. Và báo cáo việc làm tháng 8 đã không cho thấy điều đó. Vậy nên, Fed sẽ phải thực hiện những mục tiêu của mình”.
 
Nhưng những con đường được lát bằng những mục tiêu tốt đẹp không luôn luôn dẫn đến những địa điểm tốt đẹp. Mặc dù các nhà đầu tư đã bắt đầu mua gom cổ phiếu với suy luận rằng, sẽ có những con sóng tiền nổi lên ở đâu đó, vẫn có không ít người hoài nghi về khả năng cơn lũ thanh khoản mới sẽ thúc đẩy được tăng trưởng hay tạo thêm việc làm.
 
“Việc mà các ngân hàng trung ương ở khắp nơi đang làm là cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu”, Dinakar Singh, CEO của TPG-Axon Capital nói. “Hầu như ai cũng vay mượn, nhưng tôi không nghĩ những mức lãi suất thấp hơn có thể làm nên khác biệt gì hơn nữa, đơn giản vì chúng đã quá thấp rồi”.
 
Khả năng cao hơn cả là Fed sẽ tiếp tục giữ lãi suất thấp kỷ lục thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường và một vài chính sách gia của chính Fed đã cảnh báo rằng, những động thái đó có thể hại nhiều hơn lợi.
 
Ngân hàng trung ương châu Âu, trong khi đó, cũng đang rục rịch tiến hành vòng mua trái phiếu lần hai để cố gắng chặn đầu suy thoái. Nhưng dòng tiền rẻ của ECB thậm chí còn mang lại tác dụng ít hơn đồng loại của nó ở Mỹ.
 
Các quan chức ECB hiện đối mặt với hàng loạt vấn đề khác nhau, ngày càng hóc búa. Đến giờ, họ vẫn bị hạn chế về mặt chức năng trong việc can thiệp để cứu giúp các nước gặp khó khăn thuộc eurozone.
 
Họ cũng đang bị “bó chân tay” bởi các vấn đề về chính trị, khi các quốc gia phương Bắc giàu có, dẫn đầu là Đức, phản đối biện pháp kích thích kinh tế bằng cung tiền theo kiểu của Fed.
 
Sự can thiệp của ECB nhằm hạ lãi suất có thể làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu do nó bảo vệ các chính phủ tiêu xài dễ dãi khỏi sự trừng phạt của thị trường tài chính, điều cần thiết để buộc các nước này phải kiểm soát ngân sách chặt hơn.
 
Còn các chính sách gia của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, những người đang cố gắng thổi luồng sinh khí mới cho nền kinh tế đang đuối sức của mình, cũng đang đối mặt với một loạt vấn đề. Tiếp theo chuỗi các dữ liệu tháng được đưa ra gần đây, cho thấy hiện tượng tăng trưởng nóng một thời của Trung Quốc đang “nguội dần”, tuần trước, Bắc Kinh đã đưa ra thông báo về một loạt dự án cơ sở hạ tầng mới.
 
Nhưng những biện pháp đó hiện bị hạn chế rất nhiều so với gói kích thích khổng lồ được đưa ra năm 2008. Đợt vung tiền đó đã để lại cho Trung Quốc nhiều đường xá, cầu cống, sân bay và đường sắt hơn mức cần thiết. Giờ đây, khi tăng trưởng chậm lại, vật liệu và hàng hóa tồn kho đang chất lên thành đống.
 
Việc chính phủ cho vay và chi tiêu bổ sung sẽ châm ngòi cho một đợt bùng nổ tiêu dùng khác từng quét qua Trung Quốc năm 2010, gây áp lực tăng giá thực phẩm và thổi phồng bong bóng bất động sản.
 
“Tuy nhiên, đối diện với xu hướng suy giảm tăng trưởng đang tiếp diễn, các ngân hàng trung ương khắp thế giới gét nhất là không làm gì. Dù có những hạn chế về tác dụng của việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế, ngay cả những quan chức vốn hoài nghi nhất của Fed cũng có thể sẽ đồng ý với một đợt mở van tiền mới, ít nhất là để làm yên lòng các thị trường tài chính”, Neal Soss, kinh tế trưởng của CSFB bình luận.
 
Theo Quang Huy
ĐTCK

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!