Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần “liều thuốc” mạnh cho thị trường USD

Bất chấp các dự báo, mọi khuyến cáo, giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp tục tăng mạnh. Thị trường USD đang cần một “liều thuốc” thật mạnh để trị dứt điểm đà tăng giá này.

Tăng loạn

Sau thông tin Petrolimex không mua được USD để nhập xăng dầu, giá USD ngày 18.2 tiếp tục được đẩy tăng thêm 200 đồng/USD so với giá ngày 17.2, lên 22.150 đồng/USD. Trong khi đó tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng (NH) do NH Nhà nước công bố tiếp tục giảm 5 đồng/USD so với ngày 17.2, xuống 20.678 đồng/USD - đây là phiên thứ 3 liên tiếp tỷ giá bình quân liên NH điều chỉnh giảm.

Sau thông tin Petrolimex không mua được USD để nhập xăng dầu, giá USD ngày 18.2 tiếp tục được đẩy tăng thêm 200 đồng/USD so với giá ngày 17.2, lên 22.150 đồng/USD. Trong khi đó tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng (NH) do NH Nhà nước công bố tiếp tục giảm 5 đồng/USD so với ngày 17.2, xuống 20.678 đồng/USD - đây là phiên thứ 3 liên tiếp tỷ giá bình quân liên NH điều chỉnh giảm.

Giá bán USD của các NH thương mại cũng giảm 5 đồng/USD, xuống 20.885 đồng/USD. Khoảng cách chênh lệch giá giữa USD trong và ngoài hệ thống NH ngày càng gia tăng (gần 1.300 đồng/USD, tương đương khoảng 6%) đang tạo gánh nặng lên các doanh nghiệp có đơn hàng nhập khẩu hay trả nợ USD hiện nay.

Nguyên nhân là do tâm lý găm giữ ngoại tệ cũng như sự kỳ vọng lạm phát đã đẩy giá USD tự do tăng quá trớn. Minh chứng rõ ràng nhất là trong tháng 1.2011, số ngoại tệ mà các NH huy động được tăng 4,43%, trong khi huy động tiền đồng giảm 4,12%. Điều này chứng tỏ xu hướng chuyển dịch từ gửi tiền đồng sang USD gia tăng.      
      
Giá USD tăng nhanh kéo giá vàng ngày 18.2 tăng thêm 630.000 đồng/lượng so với ngày 17.2, lên 37,58 triệu - 37,60 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới chỉ tăng 8 USD/ounce (tương đương 210.000 đồng/lượng), lên 1.386 USD/ounce. Theo tổng giám đốc một NH cổ phần, giá vàng trong nước vẫn giữ khoảng cách cao hơn 500.000 đồng/lượng như vài ngày gần đây sẽ tạo điều kiện cho giới buôn lậu nhập vàng kiếm lời. Nhập vàng dẫn đến tiêu hao USD khiến giá USD tăng nhanh hơn. Từ sau Thông tư 22 do NH Nhà nước ban hành không cho phép các NH bán nguồn vàng huy động, thị trường vàng hiện nay đang chịu sự đầu cơ làm giá của các đơn vị kinh doanh khi nguồn cung vàng từ NH (được đánh giá là lớn nhất trên thị trường - PV) bị tắc nghẽn. Vì vậy, sự tác động qua lại giữa giá vàng và USD là khó tránh khỏi.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Việc cấp quota nhập vàng từng lần một của NH Nhà nước trong thời gian qua chỉ làm mất đi nguồn ngoại tệ mà không giải quyết được vấn đề liên thông của thị trường. Trên thực tế, ngay khi quota nhập khẩu được cấp, giá vàng trong nước giảm gần sát giá thế giới nhưng nguồn vàng nhập quá ít khiến vài ngày sau là các đơn vị đã nhập hết và tình hình vẫn trở lại như cũ.

Theo phân tích của một tổng giám đốc công ty vàng, thay vì cấp quota nhập 1 tấn vàng mất khoảng 50 triệu USD, NH Nhà nước cho các đơn vị này được phép kinh doanh vàng tài khoản. Vàng tài khoản có khi tiêu hao ngoại tệ nhưng cũng có khi không bởi đơn vị mở tài khoản chỉ cần ký quỹ ngoại tệ từ khoảng 3-5% (khoảng 150.000 USD). NH Nhà nước chỉ cho phép một số đơn vị được làm, các đơn vị này phải là những đơn vị có nguồn vàng như NH. Coi đây là công cụ để các NH có thể bán vàng can thiệp thị trường kịp thời để vàng không tác động đến giá USD trong những thời điểm nhất định.

Bên cạnh đó, lãi suất huy động USD cao đang làm gia tăng thêm hiện tượng găm giữ ngoại tệ. Trong một công văn của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) gửi NH Nhà nước cuối tháng 12.2010 kiến nghị: “Tháng 2.2011 là thời điểm thuận lợi để NH Nhà nước khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức 3% - 3,5%/năm (hiện nay từ 5% - 6%/năm - PV). Việc áp đặt mức này sẽ góp phần hạ nhanh lãi suất huy động tiền đồng và thu hẹp giá USD trong và ngoài NH”.

 PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng một chính sách đưa ra lúc nào cũng có độ trễ và có tác động 2 mặt của nó. Hiện nay các cơ quan chức năng đang họp để đưa ra các chính sách đồng bộ chống việc USD hóa. Chẳng hạn như mua bán USD phải có nguồn gốc; xem xét hiện tượng đầu cơ ngoại tệ của các công ty và NH, những đầu cơ phải bị kết hối để giảm bớt hiện tượng găm giữ ngoại tệ... Cũng có một số ý kiến đưa ra về việc áp dụng 2 tỷ giá nhằm hạn chế nhập siêu, những doanh nghiệp nhập hàng, đặc biệt hàng xa xỉ sẽ cộng thêm biên độ cao. Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng: “Giá USD sẽ giảm nên người dân cần bình tĩnh khi mua USD với giá hiện nay”.

(Báo Thanh niên)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giải pháp ổn định tỷ giá
  • Không để tăng giá do tâm lý
  • Chọn kênh đầu tư trong năm mới
  • TS. Trịnh An Huy: Lời giải cho tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá
  • Lấy đâu ra con số 40% GDP?
  • Lo cho năng lực cạnh tranh
  • Sự kiện – Phân tích: Trung Quốc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
  • Nhật Bản tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!