Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cẩn trọng với cuộc đua lãi suất USD

Sau cuộc đua lãi suất huy động VND lên đến đỉnh điểm và tạm lắng xuống quanh mức 14%/năm theo cam kết với Hiệp hội Ngân hàng vào cuối tháng 12/2010, những ngày đầu năm 2011, nhiều ngân hàng đã bắt đầu cuộc đua mới: nâng lãi suất huy động USD.

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Nam Việt (Navibank) vừa nâng lãi suất huy động USD lên mức 6,24%/năm đối với kì hạn 12 tháng và chính thức phá “đỉnh” lãi suất huy động 6,1% vừa được Baovietbank lập cách đây ít ngày.

Trước đó, những ngày đầu năm 2011, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (vietbank) cũng đã đưa lãi suất huy động USD lên mức cao nhất là 6%/năm.

Tại các ngân hàng TMCP khác, lãi suất huy động USD cao nhất nằm trong mức từ 5,1 - 5,6%/năm.

Những ngân hàng lớn lãi suất huy động USD cũng đã bắt đầu dịch chuyển theo hướng tăng dần, tuy nhiên vẫn chưa có ngân hàng “đại gia” nào vượt ngưỡng 5%/năm.

Do mặt bằng lãi suất huy động USD tăng nên lãi suất cho vay USD cũng bị đẩy lên theo. Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 7 - 8%/năm.

Trả lời trên báo chí, một lãnh đạo của Ngân hàng Miền tây (Western Bank) cho biết, từ khoảng 3 tháng trở lại đây, lãi suất cho vay tiền đồng và USD chênh lệch nhiều nên khách hàng có xu hướng chuyển sang vay USD, dẫn đến trong gần một tháng nay, lãi suất huy động USD của các ngân hàng bắt đầu nhích lên.

Hiện tại, lãi suất cho vay bằng USD của các ngân hàng khoảng 7 - 8%, trong khi lãi suất cho vay bằng tiền đồng đang ở mức 17 - 18%/năm đối với các doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Đình Ánh, nâng lãi suất USD chính là việc các ngân hàng thương mại (NHTM) giải thích rằng họ đang thu hút kiều hối trong dân.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2010 ước tính đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 25,6% so với năm 2009. WB cũng dự báo lượng kiều hối năm 2011 sẽ tăng thêm 6,2%.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù lượng liều hối chuyển về trong nước nhiều, nhưng hầu hết được bán ra thị trường chợ đen hoặc tiêu dùng chứ các NHTM không thu hút được nguồn ngoại tệ này.

Trao đổi với phóng viên TS Vũ Đình Ánh - Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, thời gian gần đây chúng ta nhắc đến rất nhiều con số 8 tỷ USD kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2010, nhưng trong 8 tỷ USD đó phần nhiều là chuyển vốn đầu tư, nó khác hẳn với chuyển về tiêu dùng.

Ông Ánh lấy ví dụ: “Nếu có 1.000 USD được chuyển về để tiêu tết thì chắc chắn anh được nhận sẽ bán đi. Nhưng nếu có 1 triệu USD thì anh đó sẽ không bán, mà sẽ găm lại. Hoặc là găm vào tài khoản ngân hàng khi có lãi tốt, nhưng anh sợ rủi ro thì đem về nhà”.

Ông Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, trong số 8 tỷ USD kiều hối đó, không phải không có khả năng là để kiếm chênh lệch lãi suất. Ở nước ngoài, lãi suất vay USD thấp, trong khi đó lãi suất huy động của chúng ta hiện nay là 6%. Chỉ cần chênh lệch lãi suất 1% thôi là có người sẵn sàng "chơi".

Các chuyên gia cũng nhận định, hiện lãi suất cho vay VND và lãi suất cho vay USD chênh lệch lên đến 10%/năm khiến nhiều doanh nghiệp quay sang chọn vay bằng đồng USD.

Đây là mối nguy hiểm, bởi doanh nghiệp sẽ không thể nào lường trước được sự biến động của lãi suất, tỷ giá. Doanh nghiệp vay USD và bán ra với mức giá niêm yết, đến thời hạn trả nợ ngân hàng thì phải mua theo giá tự do. Hơn nữa, áp lực trả nợ USD nếu rơi vào cùng một thời điểm sẽ dẫn đến nhu cầu tăng cao, đẩy giá USD tăng.

Ngoài ra, lãi suất huy động USD quá cao sẽ tạo điều kiện cho một số đối tượng nước ngoài gửi ngoại tệ về theo đường kiều hối, với mục tiêu kiếm chênh lệch lãi suất.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kiềm chế lạm phát và nhập siêu: xung đột!
  • Giảm lãi suất: Tín hiệu mong manh
  • Năm 2010, số dự án FDI mới vào Việt Nam giảm mạnh nhất Châu Á
  • Năm 2011: Đầu tư bất động sản phải hết sức thận trọng
  • Cuộc chiến Mỹ - Trung: Tỷ giá NDT không chỉ là vấn đề của Mỹ
  • Lãi chảy về phía doanh nghiệp
  • Tìm đến sự phát triển bền vững
  • “Đua” lãi suất huy động USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!