Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010, số dự án FDI mới vào Việt Nam giảm mạnh nhất Châu Á

Số dự án FDI mới của Việt Nam giảm từ 256 xuống 173, do lo ngại lạm phát cao, tiền đồng mất giá và sức ép tài chính công.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2010 giảm năm thứ 2 liên tiếp, ngay cả khi kinh tế khu vực phục hồi trở lại từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
 
Tuy nhiên, theo số liệu từ FDI Intelligencetin của Financial Times, tốc độ sụt giảm chững lại từ 16% năm 2009 xuống còn 6%. Trung Quốc và Úc là 2 nước thu hút FDI mạnh nhất. Tổng số dự án đầu tư mới trong năm nay là 4.136 so với 4.402 năm 2009.
 
Dòng vốn chảy ít sôi nổi hơn mong đợi trong cho dù dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Châu Á năm 2010, không bao gồm Nhật Bản, là 8,2%.

Các số liệu đó trái ngược với dự báo lạc quan được đưa ra tại Hội nghị tháng 7 của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), rằng dòng vốn chảy vào đang bắt đầu hồi phục và nhanh chóng lấy lại tốc độ.

Với sự phát triển kinh tế vững mạnh và chính trị ổn định, Trung Quốc thu hút 1.314 dự án, tăng 147 dự án so với năm 2009, gấp đôi Ấn Độ chỉ với 744 dự án, vì nền kinh tế và chính trị bất ổn. Tổng số dự án của Ấn Độ năm 2010 chỉ tăng so với năm 2009 là 1 dự án.

Úc đã thay Singapore trở thành nước đứng thứ ba trong khu vực về số dự án FDI với 320 dự án, tăng 66 dự án, là kết quả của cuộc bùng nổ của các ngành công nghiệp hàng hóa.

Indonesia lần đầu tiên có mặt trong 10 nước dẫn đầu về số lượng dự án với 126 dự án, nhưng chỉ tăng 8 so với năm 2009.
Thái Lan giảm 67 dự án còn 209 vì bất ổn chính trị kéo dài. Philippine giảm 21 dự án, còn lại 98 dự án, và do vậy đã bị đẩy ra ngoài danh sách 10 nước dẫn đầu, mặc dù đã có những cải tiến trong môi trường kinh tế - chính trị sau cuộc bầu cử tổng thống mới , Benigno Aquino III, vào tháng 5.

Những số liệu chính thức của năm 2010 sẽ được công bố vào tuần tới trong nghiên cứu hàng năm về xu hướng đầu tư toàn cầu.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2011: Đầu tư bất động sản phải hết sức thận trọng
  • Cuộc chiến Mỹ - Trung: Tỷ giá NDT không chỉ là vấn đề của Mỹ
  • Lãi chảy về phía doanh nghiệp
  • Tìm đến sự phát triển bền vững
  • “Đua” lãi suất huy động USD
  • Vì sao Trung Quốc đổ tiền vào châu Âu?
  • Năm 2011: Vàng, bất động sản sẽ thu hút đầu tư?
  • Châu Phi: Nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!