Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cẩn trọng với lách trần lãi suất huy động (kỳ 3)

Xoay quanh vấn đề khách hàng thông qua hợp đồng ủy thác cho ngân hàng nhận tiền để kinh doanh, ông Phạm Chí Công, Luật sư Điều hành Công ty luật Khai Phong có 5 khuyến nghị đối với bạn đọc của ĐTCK.

Bài 3: 5 khuyến nghị khi ký hợp đồng uỷ thác


Hình thức khách hàng thông qua hợp đồng ủy thác cho ngân hàng nhận tiền để kinh doanh được pháp luật cho phép tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16/6/2010. Bên cạnh đó, Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định về trần lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam 14%/năm chỉ áp dụng đối với lãi suất tiền gửi, lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu của các tổ chức và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, không áp dụng đối với lợi ích từ việc ủy thác. Về pháp lý, hợp đồng này cũng xác lập hiệu lực trước pháp luật bởi cam kết giữa ngân hàng và người ủy thác, xác nhận nợ và lãi như cam kết giữa ngân hàng và người gửi tiền xác định bởi sổ tiết kiệm cấp cho người gửi tiền. Ngoài ra, hiện chưa có văn bản của NHNN quy định chi tiết và hướng dẫn về hoạt động này. Do đó, có thể nói, hình thức hợp đồng ủy thác không bị cấm hoặc hạn chế.

Tuy nhiên, ngày 9/5/2011, NHNN có Văn bản số 3628/NHNN-CSTT về việc huy động vốn của các NHTM. Theo đó, việc các NHTM huy động vốn dưới hình thức nhận vốn ủy thác là không đúng pháp luật.

Giả sử NHNN ra quyết định dừng hình thức này thì tùy vào các quy định của NHNN mà các bên sẽ được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn hợp đồng hoặc phải thanh lý trước thời hạn hợp đồng. Việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ về việc hoàn trả khoản ủy thác, lợi ích từ việc ủy thác hoặc có phát sinh tranh chấp…, các bên sẽ giải quyết tranh chấp theo các điều khoản thỏa thuận quy định tại hợp đồng hoặc quy định chung của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, các điều khoản hợp đồng thường bất lợi cho người ủy thác khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn.

Do đó, trước khi ký kết những hợp đồng trên, các bên cần lưu ý 5 vấn đề sau:

Thứ nhất, khi chưa có quy định của NHNN, các bên cần tuân thủ quy định ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN ngày 17/7/2002 của Thống đốc NHNN.

Thứ hai, cần quy định rõ về mức lợi ích hoặc lợi suất từ việc ủy thác, thuế thu nhập cá nhân, các khoản phí bị khấu trừ nếu có và các điều kiện thanh toán khoản lợi ích này trong mọi trường hợp.

Thứ ba, người ủy thác cần lưu ý về quyền được hưởng lợi ích từ việc ủy thác theo thời hạn thực tế ủy thác khi các bên chấm dứt hợp đồng trước thời hạn do trường hợp bất khả kháng hoặc nguyên nhân khách quan, tránh trường hợp bị áp dụng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn khi xảy ra trường hợp này.

Thứ tư, nên thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thẩm quyền thay vì trọng tài để giải quyết tranh chấp. Thông thường, việc giải quyết tranh chấp dân sự dạng này tại Tòa án sẽ bảo vệ tốt hơn lợi ích của người ủy thác.

Thứ năm, người ủy thác phải yêu cầu ngân hàng nhận ủy thác cung cấp bằng chứng pháp lý chứng minh ngân hàng được cung cấp dịch vụ nhận ủy thác, tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu và người ủy thác chỉ được nhận lại khoản tiền ủy thác mà không được nhận lợi ích từ việc ủy thác.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cảnh giác với lừa đảo cho vay vốn BĐS
  • ADB: Khả năng đồng Nhân dân tệ thay thế USD không lớn
  • Hạ lãi suất OMO: Thông điệp chính sách nào?
  • Giải pháp… thế chấp BĐS tại các ngân hàng nước ngoài!
  • Lách trần lãi suất bằng chiêu đầu tư
  • Giảm lãi suất OMO: Nới lỏng chính sách hay chỉ là điều chỉnh nhất thời?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mệt mỏi với lãi suất
  • Siết tín dụng phi sản xuất: Lo ngại ngân hàng tìm cách lách luật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!