VinaCapital sẽ không đầu tư vào văn phòng hay căn hộ nữa. Các quỹ khác đang tìm những “miếng ngon” trong ngành thực phẩm, tiêu dùng. Chiến lược mới của các quỹ đang dần hé lộ.
Thị trường BĐS ảm đạm khiến các quỹ đầu tư không còn mặn mà
Rút khỏi bất động sản giờ là trễ
“Mây đen bất động sản” là cụm từ mà ông Andy Ho - Giám đốc Điều hành VinaCapital từng mô tả về tình hình hoạt động của các quỹ bất động sản và triển vọng gây quỹ mới trong năm nay tại Việt Nam. Ông Ho dự kiến “đám mây” này sẽ tan dần trong quý IV/2011 và bầu trời bất động sản có thể sẽ đẹp lên trong năm 2012. Tuy nhiên, hiện tình hình vẫn chưa thể sáng sủa như mong đợi, theo cập nhật mới nhất của Tổ chức tài chính LCF Rothschild (Anh) về hoạt động của hơn 100 quỹ đầu tư trên toàn cầu.
Báo cáo này cho thấy tại thời điểm ngày 1/11, 5 quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam gồm Aseana Properties (ASP), JSM Indochina, Vietnam Property Fund (VPF), Vietnam Property Holding (VPH) và VinaLand (VNL) đều có chứng chỉ quỹ đang được giao dịch với mức chiết khấu khá lớn so với tổng giá trị tài sản ròng (NAV). Trong đó, 3 quỹ ASP, VNL (thuộc VinaCapital) và VPH lần lượt được xếp đầu về mức chiết khấu/NAV là -56,9%; -46,2% và -44,9%.
Tình hình thị trường bất động sản đóng băng và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục đã khiến các quỹ đầu tư ngày càng đuối sức và gặp nhiều khó khăn về hiệu quả kinh doanh. Để cắt lỗ, nhiều quỹ buộc phải chọn giải pháp bán dự án nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư.“Nếu bây giờ mới nói không nên đầu tư vào văn phòng, căn hộ dịch vụ là quá trễ. Chúng tôi đã thấy trước điều này và quyết định thoái vốn từ 2 năm nay”, ông Ho cho biết. Cuối năm 2009, quỹ này đã bán toàn bộ 50,1% cổ phần của mình trong dự án cao ốc A&B tại quận 1, TP.HCM với tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 17,5%. Trước đó, VinaCapital cũng đã quyết định bán 70% cổ phần của mình tại khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera, thu về khoảng 8 triệu USD lợi nhuận sau 3 năm đầu tư vào khách sạn này.
Ông Ho cho biết đối với phân khúc văn phòng và căn hộ dịch vụ, trong năm 2012, quỹ này đang hướng tới 2 giải pháp chính là hoàn toàn không đầu tư vào dự án mới hay đang xây dựng dở dang và có thể mua lại dự án mới đã xây xong.
Đối với quỹ bất động sản VPH của công ty Quản lý Quỹ Saigon Asset Management (SAM), tình hình cũng khá ảm đạm. Báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2011 của một số công ty bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được VPH đầu tư cho thấy hầu hết các doanh nghiệp này đều có mức lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ 2010. Đơn cử, công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D) chỉ đạt 10,75 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế (giảm 85%), công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) đạt 1,41 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 78,67%), công ty Cổ phần Thế Kỷ 21 (C21) lãi 3,5 tỉ đồng (giảm 65%)... “Tình hình năm nay rất xấu và tôi hoàn toàn không có thông tin gì tích cực để cung cấp cho báo chí cả”, ông Louis Nguyễn - Tổng giám đốc SAM, thừa nhận.
“Miếng ngon” trong ngành thực phẩm
Trong bối cảnh bất động sản u ám, các công ty quản lý quỹ nước ngoài đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư, trong đó các doanh nghiệp hàng đầu ngành thực phẩm, tiêu dùng như công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (MSN), công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM), công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC)… đã và đang tiếp tục nằm trong tầm ngắm của khối ngoại.
BankInvest - công ty quản lý quỹ đầu tư của Đan Mạch hiện đang quản lý 3 quỹ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn lên tới gần 400 triệu USD, hôm 19/9 đã bán ra 4 triệu cổ phiếu MSN với mức giá 151.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng giá trị 604 tỉ đồng. Thương vụ này đã giúp Quỹ PENM II của BankInvest lãi gần 460 tỉ đồng. Mới đây, hôm 4/10, quỹ này tiếp tục bán ra 500.000 cổ phiếu MSN, thu lãi gần 41 tỉ đồng. Như vậy, tới nay, với hơn 49,5 triệu cổ phiếu MSN mà PENM II đang nắm giữ, tổng giá trị khoản đầu tư này đã tăng hơn 4 lần so với mức 2.000 tỉ đồng của năm 2009.
Giải thích về hiệu quả đầu tư cổ phiếu MSN, ông Hans Christian Jacobsen - Giám đốc điều hành PENM nói: “MSN là trứng vàng của chúng tôi và đây là doanh nghiệp tiêu biểu có thể giúp nền kinh tế cất cánh. Việt Nam nên có nhiều MSN trong tương lai”. Chiến lược đầu tư của PENM vào các công ty thực phẩm, tiêu dùng trong nước là phải có hệ thống quản lý tốt, chiến lược rõ ràng, có thương hiệu mạnh, cùng doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn chiến lược để tạo ra giá trị gia tăng… Một doanh nghiệp khác thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh là công ty Cổ phần Vĩnh Hảo cũng được PENM I đầu tư 26% vốn điều lệ từ tháng 9/2008 và tới nay doanh nghiệp này đã đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với thời điểm trước đầu tư. Hiện danh mục đầu tư của BankInvest tại Việt Nam gồm 13 doanh nghiệp thuộc ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm, bán lẻ, tài chính, xây dựng với số vốn đầu tư từ 2-25 triệu USD mỗi doanh nghiệp.
Một đại gia khác trong ngành thực phẩm là Vinamilk (VNM) cũng là món ưa thích của các quỹ đầu tư nước ngoài như Dragon Capital (đang sở hữu 7,38% cổ phần VNM) và F&N Dairy Investment (9,63%). Ông Trần Vinh Dự - Giám đốc Công ty TNK Capital Partners cho biết yếu tố thành công của VNM là do công ty này làm tiếp thị tốt, có thị phần áp đảo và thương hiệu mạnh tại Việt Nam. “VNM lúc nào cũng kịch ngưỡng, nhà đầu tư nước ngoài rất muốn mua nhưng cổ phiếu này luôn ở tình trạng không còn room”, ông nói.
Nhằm tái khẳng định rằng các doanh nghiệp thực phẩm, tiêu dùng trong nước hiện vẫn “nóng” trong việc thu hút vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài, ông Jacobsen - Quỹ PENM, nói: “Không phải ngẫu nhiên mà quỹ KKR hàng đầu của Mỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, bán lẻ đồng ý trả cho MSC - một công ty con của MSN với giá lên tới 220.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giá trên thu nhập (P/E) năm 2010 khoảng 22 lần hồi tháng 4/2011”.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Xã hội đã và đang nhìn nhận về khu vực tín dụng phi chính thức theo hướng khá tiêu cực. Hiện tại các cơ quan chức năng cũng đã và đang ngăn chặn, xử lý các vụ việc dưới góc độ hình sự là chính. Việc nhìn nhận vấn đề này trên góc độ kinh tế, tài chính có thể gợi lên câu hỏi là “tín dụng đen” nên ngăn chặn bằng hình thức hình sự hay bằng các giải pháp chính sách kinh tế, tài chính ?
Cải thiện môi trường đầu tư, chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những vấn đề cấp thiết mà các cơ quan chức năng thảo luận trong thời gian gần đây.
Việc NHNN cấp tập điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng khiến lo ngại biến động tỷ giá vượt ngoài tầm kiểm soát ngày càng lớn. Nguyên nhân dẫn đến việc một nền kinh tế bị đô la hóa xuất phát từ chính sách tiền tệ không tương thích trong một thời gian dài, thể hiện ở tỷ lệ lạm phát cao và biến động lớn, thường xuyên phá giá đồng nội tệ.
8 NHTM niêm yết trên hai sàn đều đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2011 của ngân hàng mẹ. Theo đó, duy nhất Habubank (HBB) có LNST giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ 2010, còn lại các ngân hàng khác đều tăng trưởng mạnh, đặc biệt Eximbank (EIB) tăng trưởng 65%. Tổng nợ xấu của 8 NHTM niêm yết tính tại thời điểm 30/9/2011 lên tới gần 15.018 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn là 8.293 tỷ đồng. VCB có nợ xấu cao nhất 3,9%.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và mới nổi nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Một bên là người gửi tiền không am hiểu quan hệ tín dụng, không hiểu hoạt động của ngành ngân hàng, lại được khuyến khích bởi lợi ích trước mắt, lãi suất cao và một bên là nhu cầu vốn lớn nên hình thành thị trường vốn “chợ đen” rất nguy hiểm.
Hàng loạt vụ lừa đảo thông qua huy động vốn với lãi suất cao đỗ vỡ. Những đổ vỡ này đã cho thấy những cảnh báo liên quan đến ngân hàng cũng như bất ổn đối với các thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.