Triển vọng tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và mới nổi nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Tốc độ phục hồi kinh tế chậm, nguy cơ suy thoái, khu vực tài chính nhiều bất ổn là đặc điểm chính của kinh tế thế giới trong 1-2 năm tới. Liều thuốc "kích cầu" quen thuộc thông qua việc bơm tiền vào nền kinh tế với trọng tâm là khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt tại Mỹ, không đưa lại kết quả trông đợi.
Dòng vốn đầu tư giảm
Nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng ảm đạm trên là giao dịch thương mại quốc tế và dòng vốn đầu tư xuyên quốc gia sẽ giảm đáng kể, khi hai khu vực kinh tế đầu tầu (Mỹ và EU) còn chưa tìm được lời giải cho bài toán tăng trưởng và khủng hoảng nợ công trong điều kiện eo hẹp về ngân sách hiện nay. Các điều kiện tài chính xấu đi, chính sách tài khóa (đặc biệt là đề xuất của Chính phủ TT Obama về thuế thu nhập đối với người có thu nhập trên 1 triệu USD) đi vào ngõ cụt do bất đồng ý kiến giữa các đảng phái chính trị, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thị trường nhà đất ngày càng suy yếu.
Ở châu Âu, nợ xấu và nguy cơ lan truyền ở khu vực đồng euro cao, việc tái cấu trúc nợ công ở Hy Lạp và tái cơ cấu vốn của các ngân hàng ở một số nước như Pháp, Đức, Italy chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả nặng nề từ thiên tai (động đất và sóng thần tại Nhật Bản), biến động không ngừng của giá nguyên vật liệu sản xuất do tình trạng bất ổn chính trị - xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông cũng tác động tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Kinh tế thế giới suy giảm sẽ đưa đến tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển, do hầu hết các nước này phụ thuộc vào xuất khẩu. Ảnh hưởng xấu có thể lan tỏa qua ba kênh chính: Sự lây lan bất ổn tài chính là mối đe dọa chủ yếu. Nợ xấu trong bảng tài sản của các ngân hàng trong khu vực đồng euro, biến động thất thường của thị trường tài chính có thể đưa đến cắt hoặc giảm đầu tư từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển.
Kênh thứ hai là tăng trưởng yếu và thực thi chính sách thắt chặt chi tiêu ngân sách, hạn chế tăng trưởng tín dụng ở cả Mỹ và các nước phát triển châu Âu sẽ đưa đến cắt giảm viện trợ và nhu cầu hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Cuối cùng, biến động tỷ giá hối đoái euro/USD và đặc biệt là sự suy yếu của đồng euro là yếu tố bất lợi làm giảm khả năng cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu được tính giá bằng USD.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi nợ công của châu Âu. Ảnh: D.Thùy.
Mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hội nhập. Các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là các nước có tỷ trọng giao dịch thương mại lớn với Mỹ và châu Âu. Đối với Việt Nam, ảnh hưởng xấu từ sự suy yếu của kinh tế Mỹ là có thể nhìn rõ nhất vì quốc gia này là đối tác thương mại hàng đầu của nước ta, chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt là hàng dệt may. Diễn biến kinh tế của Trung Quốc, xuất khẩu giảm và nguy cơ đổ vỡ thị trường bất động sản vốn đang quá nóng cũng có thể đưa đến những tác động bất lợi.
Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu thông qua thúc đẩy quan hệ mậu dịch, đặc biệt trong khối các nước ASEAN, là một giải pháp thích hợp trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP) cũng giúp huy động vốn bù đắp thiếu hụt từ đầu tư nước ngoài, đồng thời tránh phải tăng vay nợ công.
Ngày 27/10, thượng đỉnh EU nhóm họp tại Brussels (Bỉ) thông qua một thỏa thuận quan trọng, xóa 50% trong khoản nợ ước tính 350 tỷ euro cho Hy Lạp. Thỏa thuận này là vấn đề cuối cùng, khó khăn nhất trong đàm phán về một kế hoạch 4 điểm tìm giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, các thỏa thuận này chỉ mang tính chất biểu tượng hơn là giải pháp tháo gỡ gốc rễ vấn đề.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
8 NHTM niêm yết trên hai sàn đều đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2011 của ngân hàng mẹ. Theo đó, duy nhất Habubank (HBB) có LNST giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ 2010, còn lại các ngân hàng khác đều tăng trưởng mạnh, đặc biệt Eximbank (EIB) tăng trưởng 65%. Tổng nợ xấu của 8 NHTM niêm yết tính tại thời điểm 30/9/2011 lên tới gần 15.018 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn là 8.293 tỷ đồng. VCB có nợ xấu cao nhất 3,9%.
Một bên là người gửi tiền không am hiểu quan hệ tín dụng, không hiểu hoạt động của ngành ngân hàng, lại được khuyến khích bởi lợi ích trước mắt, lãi suất cao và một bên là nhu cầu vốn lớn nên hình thành thị trường vốn “chợ đen” rất nguy hiểm.
Hàng loạt vụ lừa đảo thông qua huy động vốn với lãi suất cao đỗ vỡ. Những đổ vỡ này đã cho thấy những cảnh báo liên quan đến ngân hàng cũng như bất ổn đối với các thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản.
Tín dụng “đen” không phải là chuyện mới ở Việt Nam. Vỡ nợ cũng là những bài học cũ. Tuy nhiên, trong khoảng một tháng nay, liên tiếp các vụ đổ vỡ tín dụng cá nhân đã diễn ra - tập trung nhiều ở thị trường phía Bắc, nhỏ nhất cũng vài trăm tỉ đồng, lớn thì lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
The Economist cho rằng các nước giàu sẽ đối mặt với kịch bản thứ ba: đình trệ kinh tế kiểu Nhật. Suy thoái có thể xảy ra thường xuyên hơn so với thập niên 1980 và 1990, và tỉ lệ tăng trưởng chung sẽ ì ạch. Một kết quả như vậy sẽ khiến cho các nước đã phát triển rất khó xử lý nợ công của họ; sẽ có thêm nhiều nước rơi vào bẫy nợ kiểu Nhật.
Tín dụng “đen” không phải là chuyện mới ở Việt Nam. Vỡ nợ cũng là những bài học cũ. Tuy nhiên, trong khoảng một tháng nay, liên tiếp các vụ đổ vỡ tín dụng cá nhân đã diễn ra - tập trung nhiều ở thị trường phía Bắc, nhỏ nhất cũng vài trăm tỉ đồng, lớn thì lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Trong thời gian qua, các ngân hàng đô thị hầu như có cùng chung hoạt động ngân hàng bán lẻ, không chuyên biệt lĩnh vực nào rõ rệt nên hoạt động của họ cạnh tranh nhau quyết liệt mà không hề có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.