Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Á có nguy cơ bị hạ bậc tín dụng

Tổ chức xếp hạng tín dụng toàn cầu Standard & Poor’s (S&P) đã cảnh báo về độ tin cậy tín dụng của một số quốc gia châu Á, cho rằng các nước này sẽ có nguy cơ khó vay vốn.


Hôm thứ Ba (9-6) S&P nhận định mức vay nợ của chính phủ (sovereign debt rating) ở châu Á đang bị áp lực vì các chính phủ đã công bố những gói kích thích kinh tế và tài chính khổng lồ, làm cho thâm hụt ngân sách càng ngày càng trầm trọng. Những biện pháp tài khóa gần đây nhằm chống suy thoái và ổn định hệ thống ngân hàng đang đè nặng lên ngân sách công của nhiều nước châu Á. Nợ nần của chính phủ gia tăng làm cho mức xếp hạng tín dụng tụt giảm.


“Sự xấu đi của tình hình ngân sách quốc gia do các biện pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và các gói kích cầu sẽ tiếp tục gây áp lực lên thứ hạng tín dụng quốc gia của một số nước châu Á, ít ra là trong ngắn hạn”, S&P cho biết.

Vị trí đặt quảng cáo


Vì lý do trên, gần đây S&P đã quyết định hạ thấp triển vọng của Ấn Độ và Đài Loan từ “ổn định” (stable) xuống “phủ định” (negative). Bất ổn chính trị ở đảo quốc Fiji, Sri Lanka và Thái Lan cũng là “lý do quan trọng để xếp hạng ‘phủ định’ về tín dụng cho các chính phủ này”, S&P nói.


Cùng lúc này, tổ chức xếp hạng Fitch cũng hạ bậc đồng tiền bản địa của Malaysia từ mức A+ xuống A vì lo ngại thâm hụt ngân sách của nước này gia tăng nhanh. Các nhà phân tích dự báo, thâm hụt ngân sách của Malaysia năm nay có thể lên tới 5% GDP sau khi nước này công bố gói kích cầu trị giá 67 tỉ ringgit (19 tỉ đô la Mỹ) hồi tháng 11 năm ngoái.


Ở Philippines, mức chiết khấu trái phiếu chính phủ cũng tăng lên vì nhà đầu tư lo ngại thâm hụt ngân sách lớn buộc chính phủ nước này phải gia tăng vay nợ trên thị trường tài chính nước ngoài và các hợp đồng tín dụng có nhượng bộ từ các tổ chức tài chính đa phương.


Nhưng S&P cho rằng bên cạnh các nước bị hạ bậc thì Trung Quốc, Úc và Hồng Kông có thể vay mượn nhiều hơn mà không ảnh hưởng tới độ tin cậy tín dụng vì các nước và vùng lãnh thổ này có bảng cân đối ngân sách vững mạnh.


S&P cũng cảnh báo số lượng các vụ doanh nghiệp bị phá sản do thua lỗ ở khu vực châu Á trong năm nay có thể vượt quá thời khủng hoảng châu Á 1997-1998.

(Theo Financial Times // Thái Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Hỗ trợ lãi suất: Tâm sự của người đứng bên lề
  • Chuẩn bị gì cho thời "hậu khủng hoảng"?
  • Gian nan mua USD tại NHTM
  • Các gói kích cầu: Dòng tiền đang chảy đi đâu?
  • Xử lý vi phạm quản lý ngoại hối: Khó áp dụng biện pháp chế tài
  • Về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay và tác động đến Việt Nam
  • “Nín thở” chờ... lạm phát
  • Dò “sóng ngầm” từ kích cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!