Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gian nan mua USD tại NHTM

Nhiều NHTM đã nghĩ ra các loại phí giao dịch, phí “tư vấn” để “khớp” vào phần chênh lệch (ảnh minh họa)

Nhiều NHTM đã nghĩ ra các loại phí giao dịch, phí “tư vấn” để “khớp” vào phần chênh lệch (ảnh minh họa)
Mặc dù cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt căng thẳng, song nhu cầu mua ngoại tệ nhập khẩu của các DN dường như vẫn vượt khả năng ngoại tệ để bán của ngân hàng. Nhiều DN vẫn phải mua ngoại tệ tại các NHTM với giá... như ngoài thị trường chợ đen.

Đại diện Cty TNHH Đầu tư - Thương mại Minh Hòa cho biết: Khoảng trong thời gian hai tháng trở lại đây, việc mua USD của DN gặp rất nhiều khó khăn, Cty này thường phải mua USD với giá cao hơn tỷ giá niêm yết trong ngày của NHTM. Và để “hợp thức hoá” việc bán USD “đắt” như vậy, NHTM đã nghĩ ra các loại phí giao dịch, phí “tư vấn” để “khớp” vào phần chênh lệch.

DN lao đao

Cụ thể, DN sẽ phải làm hai hợp đồng theo yêu cầu của NHTM, một hợp đồng ghi giá bán đúng bằng niêm yết, hợp đồng kia có cộng thêm chi phí khác nhằm làm đội giá cao hơn. Thậm chí, với nhu cầu mua USD khối lượng lớn của DN thì NH còn yêu cầu DN phải “tách” thành nhiều hợp đồng nhỏ nhằm “chia nhỏ” phí tư vấn ra làm nhiều phần khác nhau, chứ không để phí “tư vấn” có khi lên tới  80 – 100 triệu thì nghe có vẻ vô lý quá !

Tình trạng trên được DN này khẳng định không chỉ ở 1 NH mà ở nhiều NHCP khác nhau qua quá trình giao dịch DN đã gặp. Ở các NHTM quốc doanh, những ngân hàng lớn như VCB tuy không xảy ra hiện tượng trên, bởi nếu có USD tại VCB vẫn bán đúng giá. Tuy nhiên DN cũng không thể trông chờ bởi NH trả lời không có USD vì phải ưu tiên cho một số ngành như phân bón, thuốc chữa bệnh... Một DN khác còn phàn nàn việc mua USD trong NH còn khó đến nỗi DN muốn mở L/C thanh toán cho đối tác nước ngoài, DN phải mua USD ngoài thị trường tự do nhờ ngân hàng mở L/C thanh toán, giải chấp hàng. Theo DN này, mỗi tháng, nhu cầu thanh toán của Cty từ 100.000-150.000 USD, riêng khoản phí giao dịch này Cty đã thiệt hại gần 30 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều lô hàng thế chấp bằng USD đã đến ngày giải chấp nhưng NH không có nguồn ngoại tệ đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh và khiến DN mất uy tín với đối tác do không thanh toán đúng hẹn.

Ông Đoàn Trọng Lý - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần chăn nuôi chế biến xuất nhập khẩu (Aprocimex) cho biết: Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá rộng hơn, từ 3% lên 5% từ cuối tháng 3/2009 một mặt giúp DN và NH dễ gặp nhau hơn nhưng cũng đi cùng với khả năng tạo những biến động mạnh hơn. Điều đó đã được minh chứng từ việc biến động tỷ giá USD vừa qua đã gây khó khăn rất lớn cho DN. Gần đây, vì yêu cầu an toàn, nhiều NH tái áp dụng quy định ký quỹ, buộc DN phải có vốn đối ứng 10-20% mới cho vay ngoại tệ. Tuy nhiên, khi DN xoay xở có ngoại tệ đủ để ký quỹ thì NH cũng không xử lý luôn để DN có ngoại tệ nhập hàng mà có khi “ngâm” tới cả tuần. Sự chậm trễ về thời gian này làm mất nhiều cơ hội kinh doanh của DN và những thiệt hại về kinh tế cũng không phải ít.

Trường hợp Cty TM và chế biến thực phẩm Thông Tấn còn “thiệt đơn, thiệt kép” bởi Cty vừa phải vay 135.000 USD của ngân hàng để nhập vật tư, nguyên vật liệu  từ Trung Quốc làm hàng thực phẩm xuất khẩu sang CH Czech. Vì đối tác CH Czech thanh toán tiền hàng cho DN bằng Eur nên DN đề nghị NH hoán đổi nợ từ Eur sang USD nhưng NH không đồng ý. Cuối cùng, Thông Tấn phải bán Eur cho NH với giá niêm yết, rồi ra ngoài chợ đen mua USD giá cao để trả nợ NH. Ông Nguyễn Văn Tấn -Giám đốc Cty cho biết: Việc phải thanh toán lòng vòng trên đã gây thiệt hơn 300 triệu đồng cho DN vì chênh lệch tỷ giá. Ông Tấn chia sẻ: Vẫn biết các NHTM hiện nay có nhiều gói sản phẩm để DN có thể lựa chọn, nhưng DN không thể nay từ NH này, mai nhảy sang NH khác, bởi thủ tục để mở LC, thanh toán một lô hàng là cả một quá trình chứ không chỉ vài tiếng đồng hồ là xong. Mặt khác, trong tình hình hiện nay, DN xuất khẩu như sắp chết đuối, chả lẽ lại còn đi mặc cả với người lái đò là NH !?...

NH luẩn quẩn


Theo NHNN, số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng liên tục trong suốt 4 tháng đầu năm 2009, tiền gửi ngoại tệ của cả nền kinh tế tăng 3,35%. Theo đánh giá chuyên gia, đây là hiện tượng không bình thường bởi hằng năm, lượng tiền gửi ngoại tệ lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu.

Ông Nguyễn Quang Huy - Vụ trưởng Vụ ngoại hối NHNN khẳng định: Các NH không thiếu ngoại tệ, thị trường ngoại tệ có sự căng thẳng một phần là do tâm lý. Phần nữa là các DN xuất khẩu không chịu bán USD cho NH mà chỉ gửi USD - đấy là USD huy động chứ không phải của NH. Và việc NH không mua được ngoại tệ nên không có ngoại tệ đổi cho DN, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến cả DN và NH đều gặp khó khăn.

Để giải quyết vấn đề này, NHNN cũng đã có 6 quy định đối với thị trường ngoại hối. Trong đó, có việc quy định xử lý nghiêm khắc đối với những tổ chức đẩy tỷ giá ngoại tệ vượt trần biên độ cho phép. Bên cạnh việc NHNN đề nghị các DN thay vì mua ngoại tệ, hãy chuyển sang vay ngoại tệ để tăng nguồn cung USD cho NH... NHNN cũng đề nghị DN cung ứng cho NHNN qua đường dây nóng khi phát hiện trường hợp nâng tỷ giá ngoại tệ để xử lý. Tuy nhiên, NHNN không hiểu rằng, mỗi khi DN điểm mặt chỉ tên, “động chạm” đến một NH nào đó, thì cũng đồng nghĩa với việc DN không khỏi lo lắng liệu lần sau có còn được NH tạo điều kiện cho vay nữa hay không hay DN phải lại phải đến làm quen với 1 NH khác để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình?


 

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Các gói kích cầu: Dòng tiền đang chảy đi đâu?
  • Xử lý vi phạm quản lý ngoại hối: Khó áp dụng biện pháp chế tài
  • Về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay và tác động đến Việt Nam
  • “Nín thở” chờ... lạm phát
  • Dò “sóng ngầm” từ kích cầu
  • “Thị trường tốt, SCIC thoái vốn dễ hơn”
  • NHTM: Chưa xứng là "Huyết mạch" của nền kinh tế
  • Từ khủng hoảng tài chính thế giới Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!