Cơn khủng hoảng hiện tại khiến cho EU hiểu rằng họ cần có những cải tổ sâu rộng nhằm tăng cường các biện pháp giám sát thị trường tài chính. Thứ tư vừa qua, nghị viện châu Âu đồng ý kế hoạch cải tổ trên.
![]() Bảng chỉ số DAX trên sàn chứng khoán Frankfurt, Đức. EU quyết định đặt cả ba cơ quan giám sát tại Frankfurt. Ảnh: Reuters |
Thứ tư vừa rồi, nghị viện châu Âu thông qua kế hoạch cải tổ việc giám sát thị trường tài chính của khối EU. Theo đó, nghị viện châu Âu quyết định thành lập ba cơ quan mới để giám sát ba nhóm chính trong thị trường tài chính là: ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Ba cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo tính thống nhất trong giám sát các đối tượng trong cả khối EU để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm đối với 27 thành viên của khối.
“Trung tâm giám sát” Frankfurt
Theo nghị viện châu Âu, các cơ quan trên còn chịu trách nhiệm giải quyết bất đồng giữa các cơ quan giám sát quốc gia với các cơ quan giám sát xuyên quốc gia, điển hình như các cơ quan xếp hạng.
Trước đó, một số thành viên EU muốn đặt ba cơ quan giám sát trên tại ba nơi khác nhau: cơ quan giám sát ngân hàng đặt tại London, cơ quan giám sát bảo hiểm đặt tại Paris, cơ quan giám sát chứng khoán tại Brussels. Nhưng cuối cùng, nghị viện châu Âu thống nhất đặt cả ba cơ quan trên tại Frankfurt, Đức. Ngoài trụ sở chính tại Frankfurt, cơ quan giám sát sẽ có văn phòng đại diện tại khắp các thành phố lớn của EU nhằm làm dịu bớt sự bất đồng của một số thành viên khi họ muốn ba cơ quan đặt tại ba thành phố khác nhau.
Tuy vậy, quyết định trên vẫn chưa hoàn toàn có được sự đồng thuận từ các thành viên như Anh, Pháp, Bỉ. Nên theo giới quan sát, các thành viên EU lại phải đàm phán với nhau vào tháng 9 hoặc tháng mười tới đây để có được thoả hiệp cuối cùng. Bởi trong thực tế, EU vẫn chưa thống nhất được việc quyền hạn giám sát của cơ quan trên sẽ sâu rộng đến đâu, có đặt lên trên cơ quan giám sát quốc gia trong trường hợp khẩn cấp hay không.
Chống kinh doanh “vô lối”
Trong đợt bỏ phiếu vừa qua, nghị viện châu Âu cũng thông qua điều luật mà nhiều người cho rằng giám sát chặt chẽ những khoản tiền thưởng của giới ngân hàng. Luật mới hạn chế số tiền thưởng nhận bằng tiền mặt sẽ chỉ chiếm 30% tổng tiền thưởng và chỉ 20% trong một số trường hợp tiền thưởng quá lớn. Từ 40% đến 60% được thanh toán chậm trong ba năm tiếp theo và có thể bị lấy lại nếu người nhận làm việc kém hiệu quả hơn. Một nửa giá trị tiền thưởng được thanh toán bằng cổ phiếu hoặc “vốn có điều kiện” để người nhận không thể rút ra khi ngân hàng gặp khó khăn.
Người ta cho rằng quy định trên sẽ làm cho giới lãnh đạo ngân hàng không thực hiện những đầu tư để thu lợi trước mắt mà bất chấp rủi ro về sau, nếu xảy ra điều đó họ không được nhận tiền thưởng. Micheal Banier, uỷ viên hội đồng thị trường nội địa của EU, cho rằng quy định trên gởi một thông điệp chính trị mạnh mẽ rằng: “Sẽ không có chuyện quay lại kinh doanh theo kiểu cũ”. Người ta cho rằng chính những đầu tư vô lối của giới ngân hàng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng vừa qua, ông Banier nói rằng: “Các ngân hàng phải thay đổi triệt để cung cách làm việc cũng như suy nghĩ của mình, điều vốn dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua”. Cuối năm nay, EU cũng sẽ thảo luận tiếp về tỷ lệ tối đa tiền thưởng so với mức lương cơ bản.
Ngoài ra, luật mới cũng quy định các ngân hàng phải nắm giữ một lượng vốn tối thiểu để phòng ngừa các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong các đầu tư chứng khoán phức tạp, ví dụ như chứng khoán thế chấp. Các yêu cầu về vốn này sẽ có hiệu lực từ năm 2012.
(Theo Ngô Minh Trí // SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com