Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ cấu nợ - gốc rễ của nợ công

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Những cảnh báo về các khoản nợ mà Chính phủ không công khai bảo lãnh, nhưng cuối cùng vẫn phải chịu hậu quả, mà các chuyên gia vừa cảnh báo tại một hội thảo về vấn đề nợ công.
 
Những cảnh báo về các khoản nợ mà Chính phủ không công khai bảo lãnh, nhưng cuối cùng vẫn phải chịu hậu quả, mà các chuyên gia vừa cảnh báo tại một hội thảo về vấn đề nợ công, có vẻ đang diễn ra trong thực tế, khi mà cuối tuần qua, Chính phủ đã bắt đầu phải vào cuộc để giải quyết nghĩa vụ trả nợ của Vinashin đối với Ngân hàng Natixis (Pháp). Điều đó phần nào cho thấy, cần thiết phải nhìn nợ công một cách toàn diện hơn, chứ không chỉ là việc ở dưới hay đã vượt ngưỡng an toàn.

Trên thực tế, điều này cũng đã bắt đầu được nhắc tới trong thời gian gần đây, khi các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn khẳng định, nợ công của Việt Nam vẫn đang ở ngưỡng an toàn. Tạm chấp nhận cách tính của Việt Nam về nợ công, thì đúng là với tỷ lệ khoảng 52,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ chiếm 41,9%, nợ công của Việt Nam vẫn đang trong “giới hạn an toàn” và không có gì đáng lo. Tuy nhiên, nếu xét theo quan điểm rằng ngưỡng nợ công không hẳn là điều duy nhất cần quan tâm, thì rõ ràng, không thể không đặt ra những băn khoăn liên quan tới câu chuyện nợ công của Việt Nam

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội mới đây đã đưa ra nhận xét là, nhiều nước có ngưỡng an toàn nợ rất tốt, như Argentina, Ukraine..., nhưng vẫn xảy ra khủng hoảng. Bởi thế, gốc rễ vấn đề nằm ở cơ cấu nợ, ngắn hạn hay dài hạn, trong nước hay nước ngoài, chứ không chỉ là nợ bao nhiêu. Nếu nợ nước ngoài cao và nợ ngắn hạn cao thì rủi ro sẽ lớn hơn.

Cũng cần nhắc lại rằng, sau khi Chính phủ thực hiện gói kích thích kinh tế lớn trong năm ngoái, cũng như sau khi Việt Nam đạt được các cam kết kỷ lục về viện trợ ODA (trên 8 tỷ USD), nhiều quan ngại về vấn đề vay và trả nợ công, đặc biệt là trả nợ nước ngoài, đã được đặt ra. Trong bối cảnh ấy, chính các nhà tài trợ khi trao đổi với báo giới, đều bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng trả nợ của Việt Nam

Tuy vậy, khả năng trả nợ là một chuyện, chuyện khác là quản lý và giám sát nợ công như thế nào. Trong câu chuyện này, có lẽ lại phải một lần nữa nhắc tới việc luôn có sự chênh lệch trong cách tính nợ công của Việt Nam và các tổ chức tài chính quốc tế. Tìm đến một cách tính phù hợp thông lệ quốc tế là phương cách tốt nhất để Việt Nam có một cái nhìn chính xác hơn về nợ công.

Thêm vào đó, nếu coi cơ cấu nợ là điều đáng quan tâm nhất, thì rõ ràng, cần có những thông tin cụ thể về cơ cấu nợ công để có thể giám sát một cách hiệu quả hơn, từ đó làm sao cơ cấu lại nợ, tiến tới giảm dần các khoản nợ. Trong nợ công, cũng cần phải nói tới việc vay hiệu quả và trả nợ an toàn. Nếu các khoản vay không được đầu tư có hiệu quả, thì gánh nặng nợ sẽ càng nặng hơn.

Một khía cạnh khác cũng cần nói tới, ngay cả với các khoản nợ Chính phủ không bảo lãnh, đặc biệt của các tập đoàn, tổng công ty lớn, có lẽ cũng cần được minh bạch. Bởi kể cả khi Chính phủ không có bất kỳ nghĩa vụ nào với các khoản nợ này, nợ quốc gia cũng không vì thế mà tăng thêm, nhưng nếu các tập đoàn, tổng công ty vay nợ lớn mà hoạt động không hiệu quả, thì tác động dây chuyền tới thị trường tài chính, cũng như toàn nền kinh tế là rất lớn.

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất tiết kiệm kiểu ‘độc quyền’
  • Doanh nghiệp tư nhân đang chờ được tiếp sức
  • Ngành bảo hiểm đau đầu với bài toán nhân sự
  • Vì sao tín dụng “nóng” né tránh Việt Nam?
  • Vẫn nghe ngóng nhưng mạnh tay
  • Sân golf "ăn" đất nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguồn cung căn hộ dồi dào
  • Bán nhà phố, biệt thự thời khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!