Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ chế phân cấp toàn diện trong quản lý đầu tư: Thiếu điều kiện cần

Lỗi “vỡ kế hoạch” của ngành công nghiệp thép đã được chỉ ra là do địa phương không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi thực hiện quyền cấp phép đầu tư. Sự lấn chiếm đất nông nghiệp của các dự sân golf cũng có nguyên nhân từ việc nhiều địa phương không dám nói không với những dự án đầu tư không phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương cũng như của vùng, miền.

Cơ chế phân cấp toàn diện trong quản lý đầu tư đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xem xét lại.

Những bất ổn trong cơ cấu đầu tư đã và đang hạn chế những thành quả to lớn trong thu hút đầu tư của cơ chế phân cấp. Bài toán hiệu quả trong phân cấp đang được đề nghị phân tích và cân nhắc cẩn trọng.

Trong văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài 3 năm 2006-2008 và một số giải pháp cơ bản cho các năm 2009-2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhóm giải pháp về phân cấp với đề nghị nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như quy định hiện nay được coi là một trong 8 nhóm giải pháp nhằm tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Phân cấp trong quản lý là một xu thế tất yếu, song giới chuyên gia nghiên cứu đánh giá rằng, xu thế này trên thực tế đã không nhận đủ được những điều kiện cần để thực hiện tốt hơn.

Ông Đinh Văn Ân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, khoảng trống về quy hoạch, sự chưa hợp lý hoặc chưa được tuân thủ đúng trong thực hiện quy hoạch đã làm phát sinh nhiều vấn đề gây nghi ngại lớn. “Có thể kể đến tình trạng giao đất, hoặc cho nhà đầu tư thuê đất với mức có thể cao hơn nhu cầu thực tế của dự án đầu tư; chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, dịch vụ chưa hợp lý hoặc nhiều hơn mức cần thiết, làm giảm hiệu quả sử dụng đất và mất cân đối về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”, ông Ân liệt kê.

Đặc biệt, sự ách tắc trong thực hiện dự án đang là điểm nóng ở hầu hết các địa phương. Loại trừ nguyên nhân lớn và mang tính toàn quốc do những yếu kém của cơ sở hạ tầng, những bất cập trong cơ chế chính sách… thì số lượng và quy mô dự án đầu tư được chấp thuận vượt quá năng lực đền bù, giải phóng mặt bằng của địa phương đang là cản trở chính.

Sự ồ ạt chớp cơ hội trong cấp giấy chứng nhận đầu tư ở nhiều địa phương đã không tính tới khả năng hấp thụ của chính mình, khiến bài toán hiệu quả một lần nữa không tìm được lời giải đúng. Việc triển khai thực hiện dự án chậm trễ, kéo dài, thậm chí phải huỷ bỏ trong một số trường hợp đã làm giảm hiệu quả, sử dụng đất, cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần gây mất cân đối và bất ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn.

Tất nhiên, hiệu quả lớn nhất trong bài toán phân cấp rất rõ ràng. Theo ông Ân, đó là động lực thi đua mạnh mẽ của các địa phương. Nhờ vậy mà có được những “con số biết nói” về thu hút các nguồn lực đầu tư của các địa phương, cũng như sự thay đổi vị trí các địa phương trên bản đồ thu hút FDI năm vừa qua. Lần đầu tiên, Hà Tĩnh, Ninh Thuận có mặt trong tốp 5 địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Hơn thế, việc mở rộng phân cấp cho UBND cấp tỉnh, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đã tạo nên một bước tiến dài trong cải cách hành chính. Môi trường kinh doanh địa phương trở thành tâm điểm của các kế hoạch hành động của các cấp chính quyền một cách chủ động. Đương nhiên, cuộc đua này đã góp phần tạo nên những thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh cả nước.

Nhưng cũng cần phải thấy rằng, điều kiện cần về năng lực, trách nhiệm tương ứng với quyền hạn trong thực hiện cơ chế phân cấp một cách khá toàn diện chưa được đảm bảo. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến GS. TSKH Nguyễn Mại, Trưởng nhóm tư vấn cao cấp (Dự án hậu WTO), lo ngại về hiệu quả tiếp theo của cơ chế phân cấp một cách triệt để không gắn với nâng cao năng lực. “Cơ chế phân cấp cho các địa phương khác nhau không thể giống nhau, mà phải tuỳ theo năng lực của chính quyền địa phương”, ông Mại đề xuất.

Ở đây, có cả năng lực và trách nhiệm của cấp chính quyền trung ương. Ông Mại cho rằng, khi đã giao quyền, một xu thế tất yếu, thì Chính phủ, các bộ phải đặc biệt coi trọng quy hoạch phát triển ngành, vùng theo nguyên tắc thị trường và được bổ sung, cập nhật hàng năm. “Việc chỉ dẫn thực hiện thông qua các văn bản pháp quy đủ sức điều chỉnh hành vi của các cấp chính quyền trong khi thực hiện quản lý nhà nước ở từng địa phương, buộc các địa phương phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch chung để đảm bảo lợi ích dân tộc trong quá trình phát triển đất nước”, ông Mại nói.

(Theo báo diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chưa thống nhất trong cách hiểu
  • Năm 2009: Quy hoạch vùng và cải thiện môi trường đầu tư
  • BMI dự báo năm 2009: Việt Nam sẽ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài
  • Kinh tế thế giới tác động mạnh đến FDI vào Việt Nam
  • IMF và WB đã lỗi thời?
  • Tài chính ngân hàng Chưa hẳn đã dễ dàng
  • Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
  • Thấy gì từ trào lưu thành lập ngân hàng mới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!