Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thấy gì từ trào lưu thành lập ngân hàng mới?

Con số lợi nhuận khổng lồ đã thôi thúc không ít tập đoàn kinh tế tham gia vào thị trường tài chính - ngân hàng.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính trong năm 2007 đã thu hút không ít tập đoàn kinh tế nộp hồ sơ xin thành lập ngân hàng (NH), nhất là lợi nhuận thu về của các NH cao hơn cả vốn điều lệ hiện hữu tại thời điểm đó, đồng thời giá cổ phiếu NH luôn đứng đầu trong "top" các mã chứng khoán trên thị trường cổ phiếu. Song đến quý II/2008, dường như trào lưu trên không còn, khi thị trường xuất hiện khó khăn.

Sớm dập tắt

Con số lợi nhuận khổng lồ đã thôi thúc không ít tập đoàn kinh tế tham gia vào thị trường tài chính - NH, trong đó có những tập đoàn lâu nay hoạt động trong lĩnh vực hoàn toàn không liên quan gì đến NH, chẳng hạn như công nghệ, dệt may…

Hàng chục bộ hồ sơ xin thành lập NH được gửi lên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với mong muốn được tham gia thị trường ngay đầu năm 2008 để sớm thu lợi nhuận và phát hành cổ phiếu bán giá cao.

Tuy nhiên, sau đó nhiều nhà đầu tư phải ngậm "quả đắng", vì giá cổ phiếu NH liên tục đi xuống, về dưới mệnh giá (10.000 đồng/CP). Trong khi trước đó, NH mới nhận được giấy phép, nhà đầu tư phải chen chân để mua được cổ phiếu ưu đãi, gấp 2 - 3 lần mệnh giá, đồng thời bị hạn chế chuyển nhượng trong một thời gian nhất định.

Cạnh tranh về dịch vụ ngày một "nóng" trong bối cảnh thị trường có thêm nhiều NH tham gia, đòi hỏi các nhà băng phải luôn chủ động nâng cao năng lực, đặc biệt là khi tăng trưởng tín dụng bị khống chế theo chủ trương của NHNN và giảm dần trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn.

Lợi nhuận thu về từ cho vay của các NH trong năm qua cũng sụt giảm đáng kể, thậm chí nhiều đơn vị còn thua lỗ, thay vì đạt lợi nhuận cao như năm 2007 và nguy cơ sáp nhập giữa các NH khó loại trừ, nếu khó khăn trên thị trường kéo dài.

Nếu như năm 2007, hàng chục bộ hồ sơ xin thành lập NH trong nước chực chờ trên bàn của NHNN để được xét duyệt thì đầu năm 2008, thay vào đó là hồ sơ của các tập đoàn tài chính nước ngoài xin thành lập NH con 100% vốn.

Trào lưu thành lập NH của các tập đoàn kinh tế Việt Nam đã bị dập tắt trong năm qua khi có một vài đề án thành lập NH bị đổ bể. Điển hình là NH Hồng Việt phải trả lại vốn góp cho cổ đông khi kế hoạch không thành.

Mặc dù trào lưu thành lập NH lắng dịu, song với những NH đã được cấp phép hình thành và gia nhập thị trường trong năm 2008 cũng gặp không ít khó khăn, nhất là khi thị trường tài chính - NH có những khó khăn nhất định, do chính sách tiền tệ thay đổi bất ngờ theo hướng siết chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát và đến nay là giảm trần lãi suất cho vay để ngăn chặn đà giảm phát.

Và sẽ siết chặt

Trong một cuộc trao đổi với báo giới gần đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, hiện nay còn 26 hồ sơ NH nước ngoài xin thành lập NH con 100% vốn tại Việt Nam. NHNN đã cấp phép cho 5 NH là HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank, Shinhan, Hong Leong Bank Berhad, còn lại hơn 20 hồ sơ.

Tính đến nay, Việt Nam có 5 NH thương mại nhà nước; 6 NH liên doanh; 37 NH thương mại cổ phần; 5 NH con 100% vốn ngoại; 44 chi nhánh NH nước ngoài; 10 công ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính; 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Theo nhận định của một chuyên gia, với dân số nước ta hiện trên 84 triệu người, số lượng NH trên là quá nhiều.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu thì cho rằng, số lượng NH nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là nhiều. Cụ thể, Trung Quốc hiện có 28 NH nước ngoài. Còn với Việt Nam là 44 NH, cộng với 5 NH con 100% vốn vừa được cấp phép.

Để siết lại trào lưu thành lập NH, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 49/2000/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện thành lập và quản trị NH do NHNN soạn thảo đang được yêu cầu chỉnh sửa, do đưa ra nhiều quy định ngặt nghèo, khó thực thi.

Quy định mới trong dự thảo rất chặt trong việc xin thành lập NH, gần như doanh nghiệp quốc doanh không có cơ hội thành lập NH. Chẳng hạn, thành lập NH mới phải có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng; vốn tự có của cổ đông sáng lập phải đạt tối thiểu 500 tỷ đồng và đảm bảo hoạt động trong 3 năm liên tục có lãi; tổng giám đốc phải là người từng quản lý hay làm giám đốc một NH nào đó.

Song quy định mới chỉ ngặt nghèo với việc thành lập NH thương mại cổ phần trong nước, mà không hạn chế sự ra đời của NH con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phải tính đến điều đó vì có thể, mức độ cạnh tranh trong hệ thống NH sẽ trở nên nặng nề, quyết liệt hơn.

Đồng thời, yêu cầu đối với Nghị định này là đảm bảo việc nâng cao chất lượng hoạt động NH cũng như đặt dấu chấm hết cho cuộc đua thành lập NH diễn ra 2 năm qua, gây nên một số bất ổn trong hệ thống.

Thực tế, kinh doanh NH không phải là lĩnh vực siêu lợi nhuận. Cơn sốt chạy đua thành lập NH trong 2 năm qua không loại trừ yếu tố, nhiều tổ chức, cá nhân muốn thành lập NH để rồi sau đó mua đi, bán lại cổ phiếu nhằm kiếm lời.

(theo HNM)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tín dụng tiêu dùng: Cửa vẫn mở
  • Góc nhìn Đầu Tư Đưa quyết sách vào cuộc sống
  • Kinh tế-Đầu tư Cụ thể hoá các giải pháp chặn đà suy giảm kinh tế
  • Doanh nghiệp - Doanh nhân: Mua nợ cứu doanh nghiệp
  • Nhiều gói thầu lớn không tìm được nhà thầu
  • Kích cầu – sao mãi vẫn “treo”?
  • Thị trường tài chính: Mới bước qua cơn bĩ cực
  • FDI năm 2009 vẫn triển vọng cho các dự án đầu tư trung và dài hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!