Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế thế giới tác động mạnh đến FDI vào Việt Nam

Vốn FDI đăng ký mới trong tháng 1 đạt 200 triệu USD

Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới vào Việt Nam trong tháng 1-2009 chỉ đạt 200 triệu USD, giảm 8,5 lần so với cùng kỳ năm 2008, theo số liệu cập nhật từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). So với tháng trước (tháng 12-2008), con số này chỉ bằng 18%. Hầu hết các dự án cấp phép trong tháng 1-2009 đều có quy mô không lớn, từ 3 triệu đến 3,5 triệu USD/dự án; tỷ lệ giải ngân tháng 1-2009 cũng chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù theo dự báo, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 2 có thể khả quan hơn - do tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang thương thảo với nhà đầu tư nước ngoài về một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ du lịch với tổng vốn đăng ký 200 triệu USD, song theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, với quy mô vốn đăng ký rất lớn trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007 và năm 2008, nếu có những giải pháp thích hợp thì vốn giải ngân trong năm 2009 vẫn có thể đạt 9,5 - 12 tỷ USD.

Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI năm 2009 và năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ 8 nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai thực hiện về luật pháp, chính sách; quy hoạch; cải thiện cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực…

“Triển vọng ĐTNN tại Việt Nam là sáng sủa, nếu các giải pháp cơ bản nêu trên được thực hiện nhất quán với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương”, ông Thắng khẳng định.

(Theo báo Sài Gòn online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • IMF và WB đã lỗi thời?
  • Tài chính ngân hàng Chưa hẳn đã dễ dàng
  • Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
  • Thấy gì từ trào lưu thành lập ngân hàng mới?
  • Tín dụng tiêu dùng: Cửa vẫn mở
  • Góc nhìn Đầu Tư Đưa quyết sách vào cuộc sống
  • Kinh tế-Đầu tư Cụ thể hoá các giải pháp chặn đà suy giảm kinh tế
  • Doanh nghiệp - Doanh nhân: Mua nợ cứu doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!