Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội phát triển dành cho các ngân hàng đầu tư ở những thị trường mới nổi

Ngay khi bầu trời ảm đạm phủ lên các thị trường vốn ở thế giới đã phát triển thì triển vọng của những thị trường vốn mới nổi lại tiếp tục tỏa sáng.

Sự thắt chặt tín dụng vừa mới nhóm lên khoảng giữa năm 2007 thực sự đã trở thành vòng xoáy vào nửa đầu năm 2008. Nhưng nghiên cứu mới của McKinsey chỉ ra rằng: giữa tình trạng không chắc chắn nói chung như hiện nay thì triển vọng đối với việc đầu tư ngân hàng ở những thị trường mới nổi vẫn tương đối sáng sủa.

Thậm chí trong trường hợp xấu nhất, những khu vực mới nổi như Châu Á và Châu Âu, Trung Đông hay Mỹ La – tinh chắc chắn sẽ nhìn thấy được sức tăng trưởng doanh thu tuyệt đối  trong ba năm tới. Và với tất cả kết quả như vậy, tỷ lệ về doanh thu toàn cầu từ những thị trường mới nổi sẽ vọt lên rõ nhất. Mà quả thực, nhìn chung, doanh thu từ các hoạt động về thị trường vốn và đầu tư ngân hàng ở những khu vực này đều được dự kiến đuổi kịp với tốc độ ở Bắc Mỹ vào năm 2010 bởi trong năm 2006, trước thời điểm thắt chặt tín dụng, doanh thu đã chiếm được gần một nửa so với Bắc Mỹ. Như vậy, có lẽ sẽ có một trường hợp được dành cho việc tham khảo như “đã nổi” hơn là “mới nổi” đối với các thị trường này trong tương lai chăng?

Chính xác khi hoạt động thị trường vốn khôi phục lại được trên toàn thế giới thì sẽ phụ thuộc vào ba tình trạng không chắc chắn then chốt, đó là: triển vọng của nền kinh tế toàn cầu và nền  kinh tế Mỹ, tốc độ phục hồi trên những thị trường tín dụng và hành vi của các nhà đầu tư cũng như các nhà điều chỉnh. Nhưng một số nhân tố thực sự cho thấy các thị trường mới nổi sẽ trở thành những người thắng lớn trong tương lai không xa. Thứ nhất là do môi trường kinh tế vĩ mô vẫn duy trì được sự an toàn tương đối, mặc dù vẫn nói về một sự “tách riêng” hoàn toàn của những nền kinh tế này so với những nền kinh tế của Mỹ và Tây Âu như trước đây. Thế nhưng, nếu các lưu thông thương mại cùng phương Tây thực hiện không xảy ra thì những nhu cầu khu vực về dầu lửa và hàng hóa, việc phát triển lưu thông thương mại liên khu vực và trong khu vực (đặc biệt trong phạm vi Châu Á và giữa Châu Á với Trung Đông) cùng những chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ vẫn sẽ tiếp tục được củng cố phát triển. Thứ hai, một phát sinh mới về những “tay chơi” liên kết toàn cầu, đáng chú ý ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) ngày nay đang đòi hỏi những loại dịch vụ đầu tư ngân hàng tinh vi mà trước đây chỉ dành riêng cho các công ty đa quốc gia lớn ở phương Tây. Hơn nữa, nhóm mới này còn đại diện cho một nguồn quỹ vốn hấp dẫn đang gia tăng.
 

Bank of America


Còn xét về khía cạnh cung ứng, các thị trường vốn của thế giới mới nổi sẽ tiếp tục phát triển. Một phần là sự phát triển của họ phản ánh được tính cạnh tranh liên khu vực, được xem như sự gia tăng đột ngột đối với việc phát triển các trung tâm tài chính ở Trung Đông và cả trong những chương trình trái phiếu do chính phủ tài trợ. Cùng lúc đó, các ngân hàng đầu tư toàn cầu đang định hướng lại tài nguyên của họ – kể cả con người và nguồn vốn – để hướng tới các thị trường mới nổi, nơi họ nhận thấy như một nguồn thu mới thay cho những lần thu kém hơn tại nhà.

Trong trường hợp có kết quả tương đối an toàn trong những thị trường vốn toàn cầu – một năm sau cùng với sự phục hồi tăng trưởng trong năm 2009 – chúng tôi ước tính rằng doanh thu từ ngân hàng đầu tư ở những thị trường mới nổi sẽ tăng 16% một năm tính từ năm 2007 tới năm 2010, khi đó sẽ tạo ra 28% tổng doanh thu toàn cầu. Và trong bối cảnh “phục hồi ổn định”, Châu Á sẽ tiếp túc thể hiện được thị phần rất lớn (66%) của những thị trường mới nổi với tổng doanh thu vào khoảng gần 120 tỷ đô la.

Giả sử rằng ngành kinh doanh thu được nhiều hơn trong suốt nửa cuối năm 2008, với tốc độ chậm hơn, thậm chí khôi phục còn sút kém vào năm 2009 thì doanh thu từ những thị trường mới nổi vẫn sẽ tăng một cách đáng kể (6%), và theo nghiên cứu của chúng tôi chắc chắn sẽ vượt qua con số 90 tỷ đô la vào năm 2010. Mà theo bối cảnh “ảm đảm kéo dài” này thì những khu vực này sẽ chiếm một thị phần lớn hơn trên tổng số doanh thu toàn cầu (30%), nhiều hơn cả những gì mà chúng ta dự đoán trong bối cảnh an toàn hơn cho họ.

Vậy thì điều thực sự được dùng để phân biệt giữa các thị trường mới nổi với đã phát triển trong một vài năm tới chính là những hiệu quả khác nhau của sự thắt chặt tín dụng. Cuối cùng, các thị trường mới nổi sẽ không có nhiều bất hòa để quản lý như các thị trường phương Tây phải làm như: cuối quý đầu tiên năm 2008, họ đã chỉ tạo được khoảng 7% giảm vốn ngân hàng đầu tư, trái với hơn 21% doanh thu toàn cầu. Hơn nữa, doanh thu từ tín dụng và chứng khoán – chủ yếu dựa trên các trái phiếu liên kết bất động sản – chỉ thu được 9% so với khoảng thu đó từ các thị trường mới nổi năm 2007. Tiếp đến, các sản phẩm về tín dụng cũng chỉ đạt 18% và 10% tương ứng doanh thu ở Mỹ và Châu Âu.

Dĩ nhiên, một điều có thể thấy đó là những con số này không nói lên được toàn bộ câu chuyện. Bởi với lý do sản phẩm bị giới hạn ở những thị trường mới nổi, không có nhiều khoản nợ chắc chắn và các tổ chức ở đây do vậy cũng tránh những thay đổi đột ngột trong việc định giá có thể gây tổn thất đối với những tổ chức của họ đang nắm giữ các sản phẩm dựa vào thương mại thị trường ở thế giới đã phát triển. Ngay cả nhiều tổ chức giữ những khoản nợ xấu đáng kể thì họ cũng không được yêu cầu công bố chúng ra thị trường.

Sự thiếu vắng một nền “văn hóa” trái phiếu có nghĩa rằng các nhà quản lý của các tổ chức dựa vào các thị trường mới nổi lúc này có thể tập trung khó khăn hơn vào những khu vực sẽ tạo ra được sự tăng trưởng tương lai. Theo như phân tích của chúng tôi, những khoản lãi từ vốn cổ phần và hàng hóa chắc chắn sẽ trở thành những người thắng lớn mà không hề phải bận tâm tới việc các thị trường nói chung thực hiện nhiều hơn như thế nào. Trao đổi ngoại tệ, thay đổi tỉ lệ lãi suất và các hợp đồng mua bán cùng việc bán cổ phiếu sẽ thực hiện tốt trong bối cảnh an toàn mà chúng tôi đã nhận định cũng như sẽ được phục hồi tương đối nhanh thậm chí là trong một bối cảnh khắc nghiệt hơn.

Và trong khi tất cả thị trường mới nổi đều được mong chờ có sức khỏe tương đối tốt theo cả hai bối cảnh thì chúng ta hãy cùng xem xét một số sắc thái thú vị của những khu vực đó.

Khu vực mới nổi Châu Á

Sau vài năm nữa, chúng ta mong chờ doanh thu từ ngân hàng quy mô lớn (38 tỷ đô la trong năm 2006) ở Châu Á, trừ Nhật Bản ra, sẽ tăng lên gấp đôi trong bối cảnh phục hồi ổn định hay tăng hơn 60% theo bối cảnh ảm đạm kéo dài mà chúng tôi đã nói đến.

Các nhà định hướng sẽ bao gồm sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ – gia tăng cả ở chứng khoán và xoay vòng tài sản tài chính – cùng sự bãi bỏ quy định trong tương lai ở những thị trường địa phương. Hơn nữa, các quốc gia Châu Á mới nổi sẽ hội nhập với các thị trường tài chính toàn cầu và trở thành một đích nhắm của những “tay chơi” tài chính và như vậy, ngay cả những công ty Châu Á mở rộng hơn ra quốc tế cũng sẽ trở thành một nguồn đầu tư, quỹ vốn và các hoạt động ngân hàng quy mô lớn mới mẻ.

Các quỹ vốn có giá trị không giới hạn với những quỹ vốn tài trợ cũng nổi lên như những nhóm khách hàng mới và đang phát triển hết sức nhanh chóng, với quỹ vốn 200 tỷ đô của Công ty Đầu tư Trung Quốc (China Investment Corporation - CIC) chỉ là một trong những “nghệ sĩ” mới nhất trong giai đoạn này.

Do vậy, Trung Quốc là một quốc gia cần quan sát: năng lực tài chính của quốc gia này thực sự có thể so với nhiều thị trường đã phát triển. Sự tăng trưởng tương lai của nó chủ yếu được xây dựng qua vốn chủ sở hữu, lãi suất cùng một thị trường vốn nợ mới nổi và một thị trường trái phiếu liên kết cũng như một thị trường tiền tệ được đánh giá cao, điều sẽ thúc đẩy được những vốn quỹ doanh thu trong tương lai. Tính đa dạng và đổi mới sản phẩm sẽ được tăng lên ở Trung Quốc: các sản phẩm tiên tiến như chứng khoán, lãi từ vốn cổ phần và chương trình thương mại sẽ bắt đầu phát triển ngay khi các nhà điều chỉnh tiếp tục nới lỏng các giới hạn.

Sự tăng trưởng của Ấn Độ cũng được mong chờ trở nên mạnh mẽ theo cả hai bối cảnh, với việc Mua bán và Sáp nhập (M&A) cùng tốc độ thương mại tương đối quan trọng hơn so với ở Trung Quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp hơn và tốc độ tiết kiệm thấp hơn có nghĩa rằng chứng khoán tài chính tích lũy của Ấn Độ sẽ chỉ bằng một phần năm của Trung Quốc.

Các thị trường Châu Á đều đang biến chuyển nhanh chóng theo nhu cầu và trở nên tinh vi như các thị trường ở Châu Âu và Mỹ. Các khách hàng cũng vừa mới phát triển một thị hiếu về các sản phẩm tài chính phức tạp cùng nhu cầu dịch vụ địa phương thật tốt; các đối thủ nội địa cũng đang nhanh chóng hoàn thiện các kỹ năng của mình cũng như mở rộng sổ séc của họ để thu hút nhân tài quốc tế.

Trong khi đó, một bộ phận kiều bào ở các thị trường Châu Á mới nổi bỗng trở nên quan trọng. Mô hình cũ về điều hành ngân hàng phù hợp theo yêu cầu từ các trung tâm như Hồng Kông hay Singapore sẽ trở nên thất bại trong việc làm hài lòng các khách hàng còn những nhà điều chỉnh vẫn đang theo đuổi một cam kết thực sự về thị trường địa phương.

Các sản phẩm phức tạp (mua bán tài chính, các sản phẩm về thu nhập cố định từ nước ngoài, các khoản lãi từ vốn cổ phần và mua bán quyền sở hữu) sẽ được phát triển ở những thị trường kiều bào địa phương mới nổi và tiếp tục phát triển ở các trung tâm tài chính quan trọng. Mặt khác, giới hạn giữa các dịch vụ tài chính cũng đang dần xuất hiện bằng việc gia tăng sự chồng chéo giữa ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản và ngân hàng tư nhân. Cuối cùng, một sự định hình đáng kể về tài sản tư nhân ở Châu Á sẽ được tạo ra thông qua các giao dịch thị trường vốn.

Khu vực Mỹ La – tinh

Chúng tôi mong đợi tổng doanh thu của Mỹ La – tinh sẽ tăng khoảng 16% một năm theo bối cảnh phục hồi và 4% theo bối cảnh nhiều bi quan hơn. Brazil, đại diện cho một nửa tổng doanh thu của Mỹ La – tinh sẽ kiểm soát các thị trường vốn của khu vực và theo sau là Mêhicô và Chilê. Các thị trường vốn của Brazil gần đây được phát triển khá nhanh – các thị trường quan trọng đặc biệt đang tăng trưởng rất nhanh (riêng năm 2007 đã là 61 công ty phát hành cổ phíếu lần đầu ra công chúng - IPO) cùng với các thị trường về lãi vốn cổ phần và môi giới quyền sở hữu bằng tiền mặt.

Chúng tôi đã nhận thấy bốn nhà định hướng quan trọng ở Brazil. Thứ nhất, các ngân hàng địa phương và quốc tế sẽ đầu tư vào việc xây dựng các khả năng về thương mại và bán hàng, đặc biệt trong các sản phẩm về giao dịch chứng khoán tự do (OTC) chẳng hạn như các khoản lãi từ hàng hóa. Có một nhu cầu âm ỉ rất mạnh đối với loại sản phẩm này ở quốc gia mà đang dẫn đầu về xuất khẩu một số các mặt về nông nghiệp và khai mỏ cũng như trở thành nơi cho những “tay chơi” nội địa có được chút ít cơ hội để quản lý được các rủi ro cục bộ của mình. Các ngân hàng quốc tế (đặc biệt những ngân hàng dựa vào thị trường New York) cũng được mong đợi làm thay đổi một cách tích cực để xây dựng được đại diện của họ trên thị trường này, điều đối với họ có lợi thế gấp đôi trong việc được gần nhà và không bị ảnh hưởng lớn bởi sự gấm nhấm tín dụng.

Thứ hai, vị trí về mức lợi nhuận từ đầu tư của quốc gia này và một chương trình gồm các dự án cơ sở hạ tầng lớn sẽ tạo nên những nhu cầu tài chính dài hạn và thúc đẩy sự phát triển của một sự chuyển đổi lợi nhuận thích hợp. Thứ ba, sự nới lỏng các hạn chế về đầu tư gần đây – ví dụ như các quỹ hỗ trợ bây giờ có thể đạt được 20% giá trị tài sản toàn quốc của họ – được mong chờ tiếp theo sẽ là những thay đổi về thuế nhằm tạo lợi ích hco các nhà đầu tư nước ngoài và thương mại cổ phần. Những thay đổi này sẽ giúp thúc đẩy các dòng vốn và tạo điều kiện thuận tiện cho việc sử dụng những công cụ tài chính tinh vi hơn.

Cuối cùng, triển vọng về nền kinh tế vĩ mô toàn diện của Brazil – sức tăng trưởng 4% đến 5% GDP được mong chờ theo bối cảnh phục hồi ổn định như chúng tôi nhận định – sẽ khuyến khích cho những vấn đề về nợ và vốn chủ sở hữu mới cũng như hoạt động M&A. Thậm chí trong bối cảnh ảm đạm hơn mà chúng tôi đưa ra thì Brazil cũng đạt được sức tăng trưởng tốt bởi nhu cầu về cấu trúc mạnh mẽ mà nó đưa ra cùng với sự tập trung của nền kinh tế vào hàng hóa.

Khu vực mới nổi Châu Âu

Viễn cảnh của các hoạt động kinh doanh thị trường vốn ở khu vực mới nổi Châu Âu về căn bản là khác nhau, nhưng tất cả những nước đó đều chia sẻ chung viễn cảnh về tốc độ tăng trưởng cơ bản mạnh mẽ: 19% hàng năm cho cả khu vực vào năm 2010 theo như bối cảnh phục hồi ổn định hoặc 7% theo như chiều hướng ảm đạm hơn. Nước Nga, chiếm tới 42% doanh thu thị trường vốn của khu vực và đang tăng trưởng với tốc độ hơn 20% một năm, là một thị phần quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đối với cả khu vực. Các cơ hội ở khu vực mới nổi Châu Âu đều đang tăng trưởng ở các quốc gia trải dài từ những nước tương đối đã phát triển như Ba Lan, đang chuẩn bị gia nhập vào EU, tới những thị trường mới nổi như Kazakhstan. Vậy nên, bất kể tình trạng phức tạp của khu vực này, chúng tôi đều nhận thấy được một số xu hướng chung.

Trong khi Nga và các nước Trung và Tây Âu khác đưa ra những cơ hội lớn về các sản phẩm chủ yếu như các vấn đề về nợ và vốn chủ sở hữu mới mẻ thì các sản phẩm thuộc thị trường thứ cấp lại tạo ra thị phần lớn cho tổng doanh thu – một sự pha trộn thực sự phản ánh được thực tế ở khu vực Đông Âu. Trong tương lai, chúng tôi tin rằng sự tăng trưởng chắc chắn sẽ làm thay đổi từ việc trao đổi ngoại tệ tới những khoản lãi dựa và lãi suất và vốn chủ sở hữu so với những sản phẩm khác.

Các ngân hàng đa năng do nước ngoài sở hữu đang sử dụng các mục đích liên kết ngân hàng của họ trong việc phân bổ thị trường nhằm chủ yếu triển khai nhanh chóng sự tinh thông về thị trường vốn của họ trải khắp khu vực mới nổi Châu Âu, trừ nước Nga ra. Các ngân hàng đa năng đều thu được những khoản doanh thu lớn ở những thị trường này, trong khi những ngân hàng thương mại địa phương, thường bị những “tay chơi” phương Tây bỏ qua, lại đang ngày càng phát triển. Nước Nga lại khác. Các ngân hàng đầu tư toàn cầu đang tích cực xây dựng được đại diện ở đây, nhưng những cửa hàng địa phương mới phát triển lại trở thành những “tay chơi” nguy hiểm. Hai trong số năm công ty hàng đầu của Nga hoàn toàn độc lập còn đội ngũ quản lý sáng lập của ba công ty kia do các ngân hàng toàn cầu nắm giữ lại vẫn đang ngày càng thể hiện sự xuất chúng của họ. Hơn nữa, các ngân hàng đa năng địa phương cũng đang cải thiện các khả năng của mình một cách đáng kể, đồng thời Matxcơva cũng được xem như một trung tâm tài chính nhằm xác định được thị trường nội địa khổng lồ của quốc gia này giống như dưới thời kỳ Xô viết trước đây.

Khu vực Trung Đông

Các ngân hàng đầu tư đều đang phân bổ lại ngày càng nhiều giám đốc ngân hàng từ Luân Đôn và New York tới Trung Đông, bất chấp những thị trường vốn nhỏ của khu vực này (doanh thu năm 2007 chỉ có 3 tỷ đô la) cũng như chỉ có một số hữu hạn những công ty có tên tuổi nhưng đang phát triển rất nhanh cùng những thị trường nợ có liên quan chút ít tới GDP.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thì khu vực này sẽ trở thành thị trường vốn phát triển nhanh nhất khi tham gia vào thế giới mới nổi theo cả hai bối cảnh mà chúng tôi đã đưa ra. Tổng doanh thu sẽ tăng tương ứng là 25% và 16% một năm theo chiều hướng ổn định và ảm đạm từ năm 2007 tới năm 2010.

Các quốc gia giàu dầu lửa thuộc Ủy ban hợp tác vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council - GCC) bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út và Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đều đang tạo ra nhiều mức giá trị không thể nhận thấy hết kể từ những năm thập nhiên 1980. Giá dầu lửa cao vừa tạo ra một cơn sóng chưa từng có tiền lệ về đầu tư, bao gồm một đường dẫn dầu khổng lồ và những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn chẳng hạn như “các thành phố kinh tế” mới của Ả rập Xê út. Nhờ đó mà GCC sẽ được đầu tư khoảng 3 nghìn tỷ đô la vào năm 2020.

Một số công ty nội địa cũng đang sử dụng các nguồn tài nguyên này để mở rộng ra quốc tế và trở thành những “nhà vô địch toàn cầu”, trong khi các nhà đầu tư tư nhân giàu có lại đang đầu tư ra thế giới. Các nước thuộc khu vực Trung Đông vẫn tiếp tục điều chỉnh quy định và những cơ cấu tổ chức của họ trong khi các chính phủ và những công ty nổi tiếng đang ngày càng nắm lấy các cơ cấu của đạo Hồi để hỗ trợ cho sự phát triển của các Sukuk (các trái phiếu ở những nước theo đạo Hồi)

Thậm chí theo như bối cảnh về sự ảm đạm kéo dài của chúng tôi thì triển vọng tầm trung đối với các thị trường vốn ở khu vực Trung Đông vẫn rất lạc quan. Tất cả giá trị từ nguồn tài nguyên giàu có được tích lũy qua nhiều năm ở khu vực này sẽ giúp hỗ trợ những thị trường đó nếu một tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài làm giảm nhu cầu của toàn cầu về dầu lửa và làm chậm lại dòng vốn đổ vào GCC.

Những thị trường mới nổi ngày nay đều có một cửa sổ rất tốt về cơ hội nhằm theo kịp được với những nơi khác trên thế giới chứ không bị tụt lại bởi họ đều không phải giảm bớt tình trạng lộn xộn do sự trệch hướng thị trường hiện nay ở phương Tây tạo ra.

Dĩ nhiên, với những hoàn cảnh không thể dự đoán được – chẳng hạn như một sự thay đổi lớn về chính trị hoặc một sự leo thang về căng thẳng khu vực ở Trung Đông – cũng đều được gọi là rắc rối. Nhưng loại ra một thảm họa chính trị, dù theo cả bối cảnh ổn định hay ảm đạm thì khu vực mới nổi Châu Á, Mỹ La – tinh, khu vực mới nổi Châu Âu và Trung Đông đều đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định và cùng nắm giữ được gần 30% thị phần ngân hàng đầu tư toàn cầu trong vài năm tới.

 

Nguồn: Minh Hà dịch từ The McKinsey Quarterly

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng chật vật “hành trình 3.000 tỷ”
  • Không lo ngại nợ xấu
  • Chính sách kích cầu nhìn từ thị trường nội địa
  • Bốn đặc điểm của FDI trong bốn tháng đầu năm
  • Giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2009 - 2010
  • Dư nợ tín dụng tăng mạnh: Nên mừng hay lo?
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm: Cầm chuôi vẫn bị đứt tay?
  • “Cơ hội lớn để minh bạch hóa thông tin tài chính”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!