Ông Phong cho rằng, các chính sách mà Chính phủ áp dụng trong thời gian gần đây là nhận thức mới, công cụ mới trong toàn bộ công cụ quản lý vĩ mô mà Chính phủ đã dùng. Điều đó phù hợp với bối cảnh chung của tình hình kinh tế hiện nay.
Mới đây nhất Nhà nước đã có sự bổ sung, mở rộng cho DN vay để trả nợ lương được coi là một trong những giải pháp tích cực giúp an sinh xã hội bên cạnh quyết định về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng đề sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để triển khai những giải pháp này cần cơ chế giám sát chặt chẽ, thẩm định tốt.
Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ là tức thời chứ không thể kéo dài. Bởi trước hết nó không đảm bảo tính thị trường. Bên cạnh đó, kéo dài sẽ tạo kẽ hở cho việc thất thoát vì các DN và NH có thể dựng các hợp đồng khống, hoặc DN vay rồi quay gửi lại NH ăn chênh lệch... Mặt khác, việc kéo dài sẽ tích tụ làm tăng lượng cung tín dụng, tiền mặt nhiều dần đến nguy cơ tái lạm phát. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng không phải là cái “nồi Thạch Sanh” để có thể làm mãi động tác hỗ trợ này. Bởi giải pháp cứu trợ kéo dài sẽ một mặt nào đó là nuôi dưỡng những DN yếu kém về năng lực, mà việc nuôi dưỡng những ung nhọt này không mang lại lợi ích cho xã hội.
- Vậy đâu sẽ là giải pháp để một mặt vẫn hỗ trợ được những DN có tiềm lực, một mặt vẫn loại trừ được những DN yếu kém như ông vừa đề cập ở trên?
Không có cách nào khác là mua bán, sáp nhập DN. Hiện quy định về hoạt động này ở VN vẫn chưa hoàn thiện. Chính vì vậy cần sớm bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế để các DN có thể nâng sức mạnh, hỗ trợ cho nhau bằng việc mua bán và sáp nhập.
- Hiện Ngân hàng nhà nuớc đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng, ông đánh giá thế nào về dự thảo này?
Nếu các quy định về hoạt động về mua bán sáp nhập, đặc biệt trong lĩnh vực NH tương đối hoàn thiện, thì đây còn được coi là một cơ hội để các NH cấu trúc lại |
Liên kết sáp nhập, hợp nhất các định chế tài chính để hình thành những định chế hoặc những tổ hợp tài chính lớn hơn đã và đang là xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay thì xu hướng này trở thành tất yếu phổ biến. VN cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Ngày 17/7/1998, Thống đốc NHNN VN đã ký Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN5 ban hành Quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần VN (Quy chế 241) quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Tuy nhiên, Quy chế 241 mới chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng cổ phần và đã có nhiều bất cập. Do vậy, việc soạn thảo Thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa Quy chế 241 có chỉnh sửa và bổ sung thêm các nội dung mới phù hợp hơn với thực tế và quy định pháp luật hiện hành để tạo hành lang pháp lý cho việc sáp nhập, hợp nhất của tất cả các loại hình tổ chức tín dụng là hết sức cần thiết.
- Nhưng nhiều người lo ngại, việc sáp nhập của các ngân hàng trong thời điểm này có thể là nhạy cảm, và khiến nhiều người gửi tiền, nhà đầu tư (NĐT) cũng như cổ đông hoang mang?
Cấn nhìn lại thời kỳ bùng nổ thành lập ngân hàng như một hình thức đầu tư chỉ nhằm phát hành cổ phiếu. Trong khi đó, ngân hàng là hoạt động DN đòi hỏi sự phát triển bền vững hơn bất cứ ngành nghề nào. Trong khi đó hiện nay, chỉ có 40% ngân hàng đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, 60% còn lại nhân lực là vơ bèo vạt tép không đáp ứng yêu cầu. Chính vì vậy, những ngân hàng yếu kém về vốn, cơ sở vật chất, nhân lực... thì nên sáp nhập hay bán lại để dành cái lợi cho NĐT.
Đây là vấn đề nhận thức. Chúng ta đã từng được biết đến nhiều DN yếu kém chỉ cần có thông tin được 1 DN lớn nào đó sắp mua là CP của họ đã lên vù vù. Việc mua bán sáp nhập của một số tập đoàn của Mỹ, Nhật trong những năm qua đã thể hiện điều đó. Các NĐT, hay cổ đông cần hiểu rằng nếu NH yếu kém được một NH mạnh mua thì giá trị mà cổ đông nắm giữ chỉ có tốt lên, và khi đó sẽ chẳng ai dại gì mà bán CP mình nắm giữ.
Nếu các quy định về hoạt động về mua bán sáp nhập, đặc biệt trong lĩnh vực NH tương đối hoàn thiện, thì đây còn được coi là một cơ hội để các NH cấu trúc lại. Điều này cần được đẩy nhanh, bởi những NH yếu kém không khác gì bom nổ chậm, kéo dài sẽ gây nguy cơ cho cả nền kinh tế vốn trong thời kỳ khủng hoảng.
- Xin cảm ơn ông!
( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com