Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai mặt kích cầu

Mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng năm nay chắc chắn sẽ không thấp

Mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng năm nay chắc chắn sẽ không thấp
Trong điều kiện đẩy mạnh cung tin dụng hỗ trợ nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần một hệ thống ngân hàng đủ mạnh để kích cầu một cách hiệu quả.
 

Nhìn chung, ở mỗi nước, khi chuyển từ chính sách tiền tệ, tài khoá thắt chặt sang nới lỏng hay ngược lại; hoặc khi tăng hay hạ lãi suất một cách đột ngột, đều cần có hệ thống ngân hàng mạnh.


Từ thắt chặt đến nới lỏng
 

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp yếu và ngân hàng chưa đủ sức thường dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Chẳng hạn như, cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động năm 2008 cho thấy, có nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lâm vào khó khăn; và khi lãi suất giảm nhanh nhiều ngân hàng thương mại cổ phần yếu cũng gặp khó khăn không kém.


Với diễn biến như hiện nay và các doanh nghiệp luôn kỳ vọng về lãi suất thấp (không loại trừ đảo nợ vay ngân hàng)... chắc chắn mặt bằng lãi suất sẽ giảm nhanh chóng. Sự thay đổi này rồi sẽ dẫn đến sự “vênh” lớn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn diễn ra tại các ngân hàng thương mại (như vênh về kỳ hạn, vênh về giá vốn...). Ngân hàng càng yếu thì độ “vênh” này càng rõ.


Thực tế cho thấy, năm 2008, các NHTM yếu kém ở Việt Nam có biểu hiện không theo kịp sự thay đổi của thị trường và chính sách. Do vậy, họ đã bị cuốn vào trào lưu siêu lãi suất (do phải huy động nguồn vốn bằng mọi giá). Thực tế cũng cho thấy, vấn đề của các NHTM Việt Nam hiện tại và trong trung hạn là khâu quản lý tài sản Có - tài sản Nợ (ALCO). Đây là khâu sung yếu nhất. Sự yếu kém này đưa đến tình trạng là, các NHTM khó có thể “sản sinh ra” một sản phẩm có giá rẻ hay lãi suất thấp, mà thông thường luôn có khuynh hướng tìm mọi cách để cho vay với lãi suất cao hoặc tìm cách để “đẻ” thêm các loại phí rất mới lạ như thời gian gần đây (như phí ATM, phí tư vấn...).


Ngân hàng tốt để truyền tải chính sách tốt
 

Rõ ràng, việc Chính phủ ban hành chính sách kích cầu có ý nghĩa lớn khi nền kinh tế đang có dấu hiện suy giảm, các doanh nghiệp đang khó khăn, nạn thất nghiệp gia tăng... Tuy nhiên, để chính sách này được truyền tải tốt, đi được vào cuộc sống thì cần một hệ thống ngân hàng tốt thực sự.


Theo ước tính, nếu sử dụng hết 17.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất, tổng vốn giá rẻ cung ứng cho nền kinh tế năm 2009 có thể lên đến 620.000 - 650.000 tỉ đồng. Thêm vào đó, một loạt các NHTM cũng đã nới rộng hạn mức cho vay tiêu dùng lên tới vài trăm triệu đồng/khách hàng... Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế năm nay chắc chắn là không thấp, và có thể còn tăng rất mạnh. Khi tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, chắc chắn hiệu quả về tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn sẽ cao trong năm 2009 và 2010. Nhưng về trung hạn, nếu khu vực doanh nghiệp không có khả năng hấp thụ vốn thực sự tốt thì những tác dụng của kích cầu ngày hôm nay chỉ duy trì được trong ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là, hệ thống ngân hàng cần đủ mạnh để có thể giúp nền kinh tế tiêu thụ hết một lượng vốn lớn như vậy, trong khi mục tiêu kính cầu vẫn đạt được.


Trong điều kiện nới lỏng tiền tệ (tín dụng) nền kinh tế cần một hệ thống ngân hàng hiệu quả (đặc biệt hệ thống quản lý rủi ro phải hoạt động tốt). Việc cho vay hỗ trợ phải đảm bảo hạn chế được việc các doanh nghiệp vay để đảo nợ (trả những khoản nợ đang vay để vay vốn mới với lãi suất thấp hơn); và đảm bảo rằng các doanh nghiệp khó khăn, không đủ điều kiện vay sẽ tiếp cận được khoản hỗ trợ này... để thoát ra khỏi khó khăn và qua đó  trả được nợ trong tương lai. Khi có nới lỏng tín dụng hay hỗ trợ của Nhà nước, thường xuất hiện hành vi lợi dụng. Các NHTM có chế độ quản lý yếu kém có thể bị sà sẻo do nhân viên tham nhũng, hoặc có khi chính ngân hàng lại lợi dụng các chính sách hỗ trợ này của Nhà nước để làm lợi cho mình ...


Kinh nghiệm cho thấy, các ngân hàng yếu kém thường bị hạn chế về khả năng thẩm định dự án cho vay và có khuynh hướng hạ thấp điều kiện vay vốn. Trên phương diện vĩ mô, hiệu quả của tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và khả năng điều tiết của hệ thống ngân hàng (phân tích đánh giá doanh nghiệp khi cho vay), nếu không sẽ đứng trước mối lo nợ quá hạn trong tương lai.


Việc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay để mở rộng tín dụng bằng mọi giá có thể để lại hậu quả mà bài học “cho vay dưới chuẩn” ở Mỹ vẫn còn đó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế đạt hiệu quả tốt khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng gấp khoảng 3 lần tăng trưởng kinh tế (GDP).


Trong bất kỳ thời gian nào, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững, không thái quá thì vấn đề nâng cao năng lực quản lý của các ngân hàng (kể cả khi thực hiện chính sách kích cầu) cần được quan tâm liên tục, thỏa đáng. Việc chạy theo thành tích hay chạy theo số lượng mà không quan tâm tới chất lượng thường để lại hậu quả về trung hạn. Một hệ thống ngân hàng tốt sẽ có khả năng truyền tải chính sách tiền tệ hiệu quả trong, đó bao gồm cả chính sách kính cầu.


Đối với doanh nghiệp, khi thụ hưởng chính sách kích cầu (hỗ trợ/trợ giúp từ Chính phủ) thì vấn đề quản trị doanh nghiệp cũng cần phải được cải thiện nhằm chống tình trạng lợi dụng, bất cẩn với nguồn lực tài chính được hỗ trợ.
 

ACB điều chỉnh lãi suất cho vay xuất khẩu xuống 1%


* Ngân hàng ACB đã điều chỉnh giảm lãi suất chương trình "cho vay kích cầu" xuống mức 1%/năm (sau khi được hỗ trợ lãi suất) cho sản phẩm cho vay bằng tiền đồng bổng sung vốn lưu động phục vụ xuất khẩu. Lãi suất trước khi giảm nằm trong khoảng 1,2 - 2%/năm.


*  Theo Ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc ACB, số lượng hồ sơ đăng ký vay vốn của khách hàng để được hưởng mức lãi suất hỗ trợ lên đến 1.500 tỷ đồng trong khuôn khổ chương trình cho vay kích cầu có tổng giá trị 35.000 tỷ đồng của ngân hàng này được triển khai từ này 9/2. Tuy nhiên số vốn giải ngân chỉ mới dừng ở con số 115 tỷ đồng và đa số là khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại trong nước.

 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đầu tư ra ngoài ngành: Băn khoăn chính - phụ?
  • Gian nan giảm phí
  • Cơ hội từ sáp nhập
  • HSBC: Chứng khoán Việt Nam khó phục hồi trong năm nay
  • Chọn kênh đầu tư: Có tiền, nên "đổ" vào đâu?
  • Trái phiếu chính phủ: Lãng phí kép?
  • Ðầu tư trực tiếp nước ngoài và một số đề xuất cho giai đoạn 2009 - 2010
  • Vay vốn hỗ trợ lãi suất, gửi lại để kiếm lời?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!