Theo tính toán, tiềm năng tăng nguồn thu từ ngành tài nguyên và môi trường là rất lớn, khoảng 104.000 tỷ VND/năm so với 18.000 tỷ đồng hiện tại (tăng khoảng hơn 400% nguồn thu so với hiện tại), trong đó nguồn thu chủ yếu là các loại thuế, phí liên quan đến ô nhiễm môi trường và thuế tài nguyên.
Bắt đầu từ năm 2007 chủ trương “kinh tế hoá tài nguyên và môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt thành chủ trương lớn và lâu dài, thể hiện sự đổi mới trong tư duy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Quan niệm truyền thống thường nhìn nhận lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường như một ngành quản lý, sử dụng nguồn ngân sách lớn của nhà nước để giám sát việc thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Với cách nhìn nhận như vậy, hoạt động quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường dường như mâu thuẫn và đi ngược lại lợi ích của phát triển kinh tế. Đồng thời, vai trò đóng góp thực sự của ngành tài nguyên và môi trường vào ngân sách quốc gia cũng như vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững không được nhìn nhận một cách thích đáng.
Nhiều quan điểm đưa ra là liệu rằng “kinh tế hoá” sẽ khó thành công, khó quản lý khi mà tài nguyên đất đai càng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ; tài nguyên khoáng sản trở nên đặc biệt quý giá (một số quốc gia nghiêm cấm khai thác nội mỏ để dành, chấp nhận nhập khẩu tài nguyên với giá đắt).
Nhiều quốc gia đã định xu hướng lấy tài nguyên biển đảo làm mục tiêu cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; các số liệu điều tra cơ bản như khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quan trắc môi trường; địa chất thuỷ văn, số liệu tài nguyên nước, khoáng sản xưa nay vẫn chủ yếu là phục vụ công ích. Trong khi đó tiềm năng kinh tế của tài nguyên đó là rất lớn.
Hiện nay, tại các quốc gia trên thế giới, thuế đất đai và thu từ hoạt động bất động sản chiếm tới 20 - 30% nguồn thu thuế, trong khi ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 8%.
Về thu thuế tài nguyên, trên thế giới đã đạt 5 - 15% nguồn thu thuế, còn Việt Nam mới chỉ đạt chưa tới 0.1%. Về thuế, phí liên quan đến ô nhiễm môi trường, thế giới cũng đã đạt 8% nguồn thu thuế trong khi ở Việt Nam cũng chỉ đạt chưa tới 0,1%. '
Theo số liệu thống kê, đóng góp hiện nay của ngành tài nguyên và môi trường trong tổng thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế là chưa cao. Mặc dù, nước ta đã áp dụng thuế đất đai, thuế tài nguyên...
Năm 2005, thu từ phí nước thải cả nước chỉ có khoảng 75 tỷ đồng (12 triệu USD) trong khi cả nước có tới 300.000 doanh nghiệp. Phí thu gom rác thải sinh hoạt không đủ bù đắp được 60% chi phí cung cấp dịch vụ. Cho đến nay con số thu được từ phí nước thải cũng chưa tăng lên nhiều. Hơn nữa còn rất nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp lách và trốn tránh phải nộp phí nước thải.
Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước mỗi năm chỉ thu trung bình khoảng 80 tỷ đồng thuế tài nguyên, con số tương ứng của Hải Phòng là 15 tỷ đồng, Hải Dương là 2,9 tỷ. Như vậy, nếu tính trung bình mỗi tỉnh thu khoảng 3 tỷ thì cả nước cũng chỉ thu được khoảng hơn 200 tỷ đồng.
Trong khi đó hiện nay: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã và đang được phân bổ, sử dụng không bền vững, không hiệu quả, gây thiệt hại về kinh tế do suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đang ở mức rất cao. Các quy định, chế tài về trách nhiệm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên, của người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường còn thiếu và còn yếu trong khi tài nguyên bị suy thoái nhanh, môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Những đóng góp của ngành TN&MT vào ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới (WB), thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra ở Việt Nam trung bình ước tính khoảng 11,44% tổng thu nhập quốc nội (GDP).
Thử là một phép tính toán nếu GDP một năm là 715 nghìn tỷ đồng thì thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra trong năm này ước tính lên đến khoảng 80 nghìn tỷ đồng. Với mức tăng trưởng 7,7%, trừ đi thiệt hại do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra thì tăng trưởng GDP trong năm đó là âm 3,74%.
Cùng theo nguồn số liệu trên, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên gây ra trung bình 5 năm trở lại đây ở Nhật Bản là 0,82%, Hàn Quốc là 1,79% và Thái Lan là 4,11% GDP. Những con số này nói lên sự cần thiết của việc đẩy nhanh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian tới.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như các năm gần đây thì mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nặng nề. Những sự kiện về môi trường như Vedan, Miwon là minh chứng cụ thể.
Theo tính toán, tiềm năng tăng nguồn thu từ ngành tài nguyên và môi trường là rất lớn, khoảng 104.000 tỷ VND/năm so với 18.000 tỷ đồng hiện tại (tăng khoảng hơn 400% nguồn thu so với hiện tại), trong đó nguồn thu chủ yếu là các loại thuế, phí liên quan đến ô nhiễm môi trường và thuế tài nguyên.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết: "Các giải pháp để thực hiện thành công kinh tế hóa, tài chính hóa ngành tài nguyên và môi trường là chủ trương xuyên suốt, quan trọng của toàn ngành trong thời gian tới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường cho từng lĩnh vực cụ thể; từng bước thay đổi tư duy truyền thống là sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phục vụ việc quản lý nhà nước thành mục tiêu đóng góp lợi kinh tế, đảm bảo nguyên tắc quản lý phải bảo vệ tốt. Đẩy mạnh trao đổi học tập kinh nghiệm quốc tế đối với việc kinh tế hóa, tài chính hóa; xây dựng chiến lược, lĩnh vực áp dụng kinh tế hóa, tài chính hóa.
(tamnhin)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com