Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Con thuyền đầu tư và “cơn bão tiền tệ”

Cuộc họp thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quĩ tiền tệ Quốc tế (IMF) cuối tuần này chắc chắn sẽ xoay quanh nguy cơ của cuộc chạy đua hạ giá tiền tệ đang gặm nhấm dần lợi nhuận vốn đã khá èo uột của giới đầu tư trái phiếu.

Nhà đầu tư Willi Brand điều hành HWB Capital Manangement ở thành phố Trier (CHLB Đức) tiên đoán tình trạng phá giá nghiêm trọng của đồng đô la Mỹ (USD) và kéo theo sự hạ giá của các đồng đô la Canada (CAD) và Australia (AUD). Các đồng tiền sẽ lên giá là đồng euro, đồng franc Thụy Sĩ (CHF) và đồng yên Nhật Bản (JPY).

Đây quả là một tiên đoán táo bạo, nhưng không phải không có lý do. Vấn đề tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền mạnh trên thế giới hiện trang trở thành một chủ đề tranh cãi nóng bỏng.

“Bảo hộ sản xuất trong nước” và “xù nợ”

Kể từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn tranh cãi với các đối tác thương mại chính, chủ yếu với Mỹ, về những lời cáo buộc đồng nhân dân tệ (NDT) bị định giá quá thấp. Hiện thời, Trung Quốc không phải là nước duy nhất trên thế giới tìm cách kìm giá đồng nội tệ. Ngày càng có nhiều quốc gia đang thực hiện các biện pháp hạ giá đồng nội tệ để hỗ trợ nền kinh tế trong nước, nhất là khi đà phục hồi kinh tế thế giới đang bị chững lại. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nhiều lần ra tay can thiệp nhằm hạ giá đồng JPY, trong khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ cũng không loại trừ việc can thiệp để hạ giá đồng CHF.

Tuy sử dụng các phương tiện khác nhau, nhưng động cơ hạ giá đồng nội tệ chỉ có một. Đó là tỷ giá của đồng nội thấp tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có sức cạnh tranh hơn ở thị trường nước ngoài, trong khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, khó tiêu thụ hơn ở thị trường nội địa. Điều này có lợi cho các nhà sản xuất trong nước.

Các biện pháp chính sách tiền tệ này tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng in thêm tiền. Đối với “con nợ lớn” như nước Mỹ, in thêm tiền sẽ thúc đẩy tỷ lệ lạm phát và qua đó giảm đáng kể các khoản nợ nước ngoài.

Phản ứng dây chuyền...


Vấn đề ở chỗ “thế giới quả là một chiếc chăn hẹp: chỗ này co thì chỗ kia bị hở”. Việc hạ giá một đồng tiền sẽ khiến cho những đồng tiền khác bị đội giá và cái lợi của nước hạ giá đồng nội tệ chính là sự bất lợi của các nước đối tác thương mại. Hành động hạ giá đồng nội tệ có nguy cơ tạo ra “phản ứng dây chuyền” khiến cho ngày các nước trên thế giới “đua nhau hạ giá đồng nội tệ”. Đây cũng là điều mà Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn lo ngại, khi ông cảnh báo tình trạng “sử dụng tiền tệ như một thứ vũ khí chính trị”.

Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới Kiel (IfW-CHLB Đức), ông Dennis Snower, cũng đồng cảm mối lo ngại trên, khi nói: “Rất có thể sẽ xảy ra một cuộc chạy đua hạ giá tiền tệ. Rốt cuộc, sẽ chẳng bên nào có lợi vì nếu tất cả các nước đều hạ giá đồng nội tệ, mối lợi thu được của hành động này sẽ bị triệt tiêu”.

Đổ xô mua vàng

Nếu xu thế này tiếp tục diễn ra, tình trạng bất ổn trên thị trường ngoại hối sẽ còn kéo dài và các nhà đầu tư vốn buộc phải có phản ứng thích hợp. Nhưng họ sẽ phải phản ứng như thế nào?

Trên lý thuyết, người ta sẽ đầu tư vào các nước đang chịu áp lực nâng giá đồng nội tệ như Trung Quốc và tránh đầu tư vào những nước đang hạ giá đồng tiền như nước Mỹ. Thế nhưng, trên thực tế, diễn biến của tỷ giá hối đoái là rất khó tiên đoán trước, còn khó “gấp 3 lần tiên đoán về tiền tệ”.

Nhiều chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư phải cân nhắc thận trọng khi “đặt cược” vào một thứ ngoại tệ nào đó. Ngay cả những đồng tiền vốn được coi là “hoàn toàn đảm bảo” như đồng franc Thụy Sĩ hay đồng krone của Na Uy cũng tiềm ẩn khá nhiều bất ổn, rủi ro.

Trước nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua hạ giá đồng nội tệ hiện nay, nhiều nhà đầu tư buộc phải tìm đến “nơi neo đậu an toàn” và đó chính là đầu tư vào vàng. Thứ kim loại quí hiếm ngày càng lấp lánh giữa lúc cả thế giới tối xầm bởi những đám mây đen lạm phát đang lấp ló ở phía chân trời. Vàng sẽ còn tiếp tục lên giá, chừng nào vẫn còn nguy cơ về một cuộc chạy đua hạ giá tiền tệ và nguy cơ kinh tế thế giới sa vào “suy thoái kép”.

Theo một số chuyên gia, chẳng bao lâu nữa (chậm nhất là đến cuối năm 2011), giá vàng sẽ vượt ngưỡng 1.400 USD/ounce. Xem ra, dự đoán này vẫn còn khá lạc quan vì giá vàng thế giới ngày 6/10/2010 đã có lúc vượt ngưỡng 1.350 USD/ounce.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Quyết định bất ngờ, táo bạo của BOJ
  • Cẩn thận khi lướt "sóng ngầm" giá vàng!
  • Đầu tư vào thị trường bất động sản: Các doanh nghiệp e dè hơn
  • Lời giải cho bài toán tỷ giá
  • Bất động sản “trên bến, dưới thuyền”
  • Chữa "bệnh" phụ thuộc ngân hàng
  • Chung cư cao cấp: Chọn mặt gửi vàng
  • Thị trường bất động sản du lịch: Tác động từ dự án “khủng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!