Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hà Nội và TP, Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phố lớn khác tiếp tục âm. Áp lực giảm phát đang trở nên lớn hơn bao giờ hết, đó không còn tín hiệu hay lo ngại đang là một thực tế mà DN và nền kinh tế phải đổi mặt.
Số liệu thông kê cho thấy, CPI tháng 7 ở Hà Nội tiếp tục giảm 0,29% so với tháng trước. So với cùng kỳ, chỉ số này chỉ còn tăng 4,64% - một con số rất thấp. Tính theo tháng, từ đầu năm tới nay CPI Hà Nội đã giảm 3 lần và tháng 7 có mức giảm mạnh nhất.
Trong khi đó, ở TP. Hồ Chí Minh, CPI tháng 7 tiếp tục giảm 0,57% so với tháng trước (tháng trước giảm 0,43%). So với tháng 7/2011 chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,3%; So với tháng 12/2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,47%. Khả năng giá các tháng còn lại của năm sẽ tăng do Nhà nước điều chỉnh tăng giá điện, giá dịch vụ y tế...
Trong khi đó, dù chỉ số CPI tháng 7 của cả nước chưa được Tổng cục Thống kê tổng hợp nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng trước giảm 0,26%) khi ngoài hai thành phố lớn còn nhiều tỉnh thành khác cũng giảm như: Đồng Nai (-0,25%), Đà Nẵng (-0,21%), Long An (-0,06%).
Với thực tế này, trong khi nhiều yếu tố vĩ mô khác đang ở chiều hướng tích cực nhưng CPI vẫn đi xuống. Điều lo ngại nhất đang đến rất cần là nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát thì quả là một điều rất đáng lo ngại.
Trước đó, khi CPI cả nước giảm 0,26% trong tháng 6 thì nhiều người vẫn cho rằng đó là một kết quả được dự báo nhưng mới chỉ là biểu hiện ban đầu của giảm phát.. Và chỉ có thể khẳng định nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát khi chỉ số CPI giảm liên tục trong nhiều tháng, thông thường là 3 tháng.
Thậm chí, theo các chuyên gia, trước diến biến đó cần phải bình tính ứng phó vì CPI giảm sẽ tạo một dư địa chính sách để Chính phủ có điều kiện để giảm lãi suất huy động và cho vay, đồng thời, có điều kiện áp dụng các chính sách và các giải pháp cơ bản khác như: đẩy mạnh xây dựng cơ bản, giải ngân ODA và có điều kiện để làm giảm bớt sự đình trệ của thị trường bất động sản và các thị trường khác.
Khá nhiều chuyên gia khác cũng khẳng định CPI giảm trong tháng 6 mới là biểu hiện bước đầu chưa đáng lo ngại. Nhiều quan chức cũng cho biết, sẽ không có tình trạng giảm phát diễn ra và mọi cố gắng điều hành kinh tế sẽ hướng đến mục tiêu lạm phát 7 - 8% để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng như mong đợi. Trong phiên họp gần đây, Chính phủ cũng cho thấy, chưa muốn điều chỉnh mục tiêu tăng trường
Theo lý thuyết, tình hình đến cuối tháng 6 thì đúng như nhân định. Nhưng với thực tế đảo chiều của chỉ số CPI trong tháng 6 và dự đoán sẽ tiếp tục trong tháng 7, nhất là thực tế hàng hóa tồn kho của các doanh nghiệp lớn, tín dụng tăng chậm chạp, xuất siêu hàng hóa... là những tín hiệu đáng lo ngại.
Trước đó, một số chuyên gia đã dự đoán CPI sẽ còn tiếp tục giảm trong 3 tháng nữa và có thể đạt mức đáy vào tháng 9 tới. Lạm phát cả năm chỉ khoảng trên dưới 5%. Dự đoán này được đưa ra trong bối cảnh đầu tư (cả công và tư) và tiêu dùng đã và đang bị co lại do chính sách thặt chặt trước đó, do ngân sách eo hẹp, do thu nhập của người lao động giảm, thất nghiệp gia tăng...
Nếu đúng như các dự báo nói trên thì khi đó giảm phát sẽ trở thành sự thật chứ không còn là hiện tượng nữa. Nếu CPI tiếp tục giảm trong tháng 7 sẽ khiến cho nguy cơ giảm phát rõ ràng hơn bao giờ hết và nếu đúng vậy thì nền kinh tế còn đang chìm ngập trong khó khăn và nhiều doanh nghiệp sẽ còn phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, CPI giảm sẽ tạo dư địa chính sách để Chính phủ đẩy mạnh bơm tiền ra nền kinh tế, theo đó để làm giảm bớt sự đình trệ của thị trường bất động sản và các thị trường khác. Theo đó, những người vững tin thì cho rằng, CPI giảm là dấu hiệu tốt. Theo đó, hàng hóa và dịch vụ đang về với giá trị của nói bởi giảm trong 2 tháng qua là so với lúc tăng và giá hàng hóa cần phải giảm nữa.
Hơn nữa, việc CPI tháng 7 tiếp tục giảm thì Chính phủ sẽ có cơ hội để đẩy tín dụng 6 tháng cuối năm tăng trưởng 10-12%. Tiền sẽ được bơm ra với lãi suất thấp (có thể về tới 9-10%) sẽ giúp các doanh nghiệp đồng loạt hồi sinh. Với lãi suất bị áp về hết dưới 15%, quý III, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ tốt hơn. Nếu tín dụng được bung ra như dự kiến thì tình hình còn khởi sắc hơn nhiều", nhà đầu tư chứng khoán tên Tiến cho biết.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số nhà đầu tư lo ngại việc bơm tiền ào ạt ra lúc này sẽ khiến lạm phát có thể quay trở lại. Hơn thế, những nỗ lực cơ cấu lại kinh tế suốt 2 năm qua có thể sẽ trở thành hư vô. Theo họ, việc điều hành cách chính sách kinh tế cần mượt mà hơn, tránh lúc thắt chặt quá rồi lại bung ra nhanh quá. Và để làm được điều này thì các dự báo chính xác của các cơ quan chức năng cần thiết hơn bao giờ hết.
Rõ ràng, Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đề ra đã giúp kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Song hiệu ứng phụ không mong muốn của nó lại khá lớn. Thặt chặt tiền tế đã khiến cho suy giảm tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Thực tế tăng trưởng ở mức 5-6% cũng không phải là thấp, nhưng xét ở 1 khía cạnh nào đó, sự suy giảm nhanh đã khiến cho hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn vô cùng, với hàng tồn kho tăng cao, nợ nần chồng chất (chủ yếu do phát triển nóng và lãi suất cao). Hơn thế, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng cũng sẽ góp phần khiến cho các chính sách cứu trợ trở nên gấp gáp và cần thiết hơn bao giờ hết.
Với diễn biến mới nhất từ CPI tháng 7, rõ ràng, giảm phát không còn là tín hiệu mà đang là một sức ép lớn, một thực tế mà kinh tế và DN đang đối mặt. Điều đó buộc phải linh hoạt và quyết liệt hơn trong các giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
------------------
Tác giả: Mạnh Hà // Nguồn: VEF
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com