Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc chiến tiền tệ sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại?

Nguy cơ chiến tranh tiền tệ và thương mại toàn cầu đang tăng lên, với hầu hết các nền kinh tế đều tham gia vào cuộc đua hạ giá tiền tệ. Tất cả đều đang chơi một cuộc chơi mà chắc chắn một số sẽ phải là kẻ thua cuộc.

Tác giả bài viết Nouriel Roubini  một trong những cây bút bình luận kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay. Ông là GS kinh tế học tại Trường Kinh doanh Stern, Đại học New York, chủ tịch Công ty phân tích tài chính Roubini Global Economics, đồng tác giả cuốn sách nổi bật "Kinh tế học Khủng hoảng".

Những căng thẳng hiện tại bắt nguồn từ sự tê liệt trong quá trình tái cân bằng toàn cầu. Các nước chót chi tiêu phung phí - như Mỹ và các nền kinh tế Anglo khác - đang nợ nần và thâm hụt tài khoản vãng lai quá nhiều nên cần phải tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn.

Để duy trì tăng trưởng, họ cần hạ thấp giá trị nội tệ cả về danh nghĩa và thực tế, qua đó làm giảm thâm hụt thương mại. Nhưng các nước tiết kiệm nhiều - như Trung Quốc, Nhật Bản và Đức - vốn đang có thặng dư tài khoản vãng lai lại không chịu nâng giá nội tệ, dù chỉ là danh nghĩa.

Trong khu vực sử dụng đồng euro, vấn đề này càng trầm trọng hơn bởi dù Đức, nước đang thặng dư lớn, có thể ung dung tồn tại nếu đồng euro mạnh hơn, nhưng nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Italia, Hy Lạp, và Tây Ban Nha) thì không thể.

Với thâm hụt bên ngoài lớn, các nước PIIGS cần giảm mạnh giá tiền tệ để khôi phục tăng trưởng khi họ đang tiến hành những cải cách tài chính và cơ cấu đầy "đau thương".

Một thế giới, nơi các quốc gia chi tiêu quá nhiều cần giảm bớt tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu ròng, trong khi các quốc gia tiết kiệm "dư giả" không sẵn sàng giảm phụ thuộc vào tăng trưởng nhờ xuất khẩu, là một thế giới nơi căng thẳng tiền tệ không thể tránh khỏi.

Ngoài khu vực sử dụng đồng euro, Mỹ, Nhật Bản, và Anh đều đang cần một nội tệ yếu hơn. Ngay cả Thụy Sĩ cũng đã tính chuyện can thiệp làm suy yếu đồng franc của mình.

Trong khi đó, Trung Quốc đang can thiệp mạnh mẽ nhằm chống lại sự tăng giá của đồng nhân dân tệ và qua đó duy trì triển vọng xuất khẩu có lợi.

Kết quả là, hầu hết những nền kinh tế thị trường mới nổi cũng đang lo lắng không kém về khả năng nội tệ tăng giá trị, nếu không họ sẽ mất đi tính cạnh tranh so với Trung Quốc, và do đó cũng đang can thiệp quyết liệt và/hoặc đặt ra những kiểm soát vốn để ngăn chặn áp lực gia tăng tỷ giá.

Dĩ nhiên, rắc rối là không phải tất cả các tiền tệ đều có thể yếu cùng một lúc: nếu đồng tiền này yếu hơn, thì rõ ràng một đồng tiền khác phải trở nên mạnh hơn.

Tương tự, không phải tất cả các nền kinh tế có thể cải thiện xuất khẩu ròng cùng một thời điểm: tổng cân bằng toàn cầu, theo định nghĩa, là bằng không. Vì thế cuộc chiến hạ giá nội tệ mà chúng ta đang lao như con thiêu thân vào chính là một cuộc chơi kẻ được người mất.

Loạt súng đầu tiên của cuộc chiến này đến từ "đòn" can thiệp tỷ giá hối đoái. Để đa dạng hóa khỏi các tài sản tiền đôla Mỹ, trong khi vẫn gắn chặt một cách hiệu quả vào đồng đôla, Trung Quốc đã bắt đầu mua vào đồng Yen Nhật và đồng won Hàn Quốc, làm ảnh hưởng tiêu cực tới tính cạnh tranh của các nước này. Vì thế, người Nhật cũng đã bắt đầu "ra tay" kéo giá trị đồng Yen xuống.

Sự can thiệp này cũng khiến EU gặp khó, vì nó gây áp lực tăng giá đối với đồng euro tại thời điểm Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Cục dự trữ liên bang Mỹ đang nới lỏng thêm chính sách tiền tệ.

Sự tăng giá của đồng euro sẽ sớm gây tổn thương hàng loạt tới các nước PIIGS, những nước đang sống trong suy thoái ngày càng sâu sắc, khiến cho nợ nước ngoài của họ có nguy cơ phình to.

Người châu Âu vì thế cũng đã bắt đầu lên tiếng can thiệp vào tiền tệ và có thể sẽ sớm tiến hành hành động can thiệp chính thức.

Ở Mỹ, những tiếng nói nhiều ảnh hưởng đang kêu gọi các nhà chức trách phản ứng lại hành động tích trữ hàng loạt đồng đôla của Trung Quốc bằng cách bán ra lượng đôla tương đương và mua vào cũng một lượng ấy đồng nhân dân tệ.

Trong khi đó, Trung Quốc và hầu hết các nền kinh tế mới nổi đang đẩy mạnh can thiệp để cản trở tiền tệ tăng giá thêm.

Giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến là nới lỏng thêm về định lượng hay còn gọi là QE2. Ngân hàng trung ương Nhật Bản chắc chắn sẽ tuyên bố điều này tại cuộc họp vào tháng 11 này.

Về nguyên tắc, không có khác biệt nhiều giữa nới lỏng tiền tệ - hạ thấp mức độ chính sách hay tăng thêm QE - dẫn tới làm suy yếu đồng tiền và biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ để đạt được cùng mục đích.

Thực tế, nới lỏng định lượng là công cụ hiệu quả hơn trong việc làm suy yếu tiền tệ, bởi can thiệp vào thị trường ngoại hối thường bị chỉ trích kịch liệt.

Việc Fed được kỳ vọng sẽ quyết liệt nới lỏng định lượng vốn đã làm đồng đôla yếu đi. Nhưng đây cũng là điều khiến châu Âu, các thị trường mới nổi và Nhật Bản không thể hài lòng.

Thực tế, dù Mỹ có "vờ" không can thiệp hạ thấp giá trị đồng đôla, nhưng nước này thực tế vẫn đang tích cực thực hiện chính điều đó thông qua nới lỏng định lượng.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không chịu thiệt, điều lại càng đặt thêm áp lực lên khu vực sử dụng đồng euro, nơi ECB "ngang bướng" thà hy sinh bất cứ cơ hội phục hồi nào của các nước PIIGS chứ không chịu nới lỏng định lượng, có thể vì lo ngại gia tăng lạm phát.

Nhưng sự ngang bướng đó lại tiềm ẩn đầy rủi ro, vì chính nguy cơ giảm phát, chứ không phải lạm phát, mới là thứ sẽ đeo dọa PIIGS.

Chiến tranh tiền tệ cuối cùng sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại, như lời đe dọa của Quốc hội Mỹ mới đây với Trung Quốc.

Với tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ và tăng trưởng ở Trung Quốc đều trên 10%, điều kỳ lạ duy nhất là tiếng trống chiến tranh thương mại không vọng lớn như chính tình hình hiện tại.

 

(Tác giả: ĐÌNH NGÂN //THEO PROJECT SYNDYCATE // Vef)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nghịch lý tỷ giá cảnh báo về lòng tin
  • Người gửi tiền cần được bảo vệ bằng luật bảo hiểm tiền gửi
  • Thị trường bất động sản: Nằm chờ
  • Lãi suất chiều thẳng đứng
  • Nhập vàng bao nhiêu là vừa?
  • Năm của các đợt IPO đến từ châu Á
  • Tỷ giá hối đoái "nóng" tại G20
  • Ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh tiền tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!