Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đã đến lúc phải bàn về giai đoạn “hậu khủng hoảng”

Chứng khoán Việt Nam tuy có tụt giảm nhưng không sụp đổ do khủng hoảng tài chính thế giới

Thời điểm này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải nhanh chóng tìm ra bước đi mới để duy trì nền kinh tế thời kỳ “hậu khủng hoảng”. Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa các quốc gia, khu vực với nhau cũng phải được tăng cường đẩy mạnh để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.

Việt Nam đang đi đúng “quỹ đạo”

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM nhận định, hiện nay chúng ta đang rất lạc quan với sự thành công trong việc đưa ra nhiều chính sách duy trì nền kinh tế đất nước. Chưa có một đất nước nào trên thế giới giống như Việt Nam lúc này, con số thất nghiệp liên tục tăng lên nhưng người dân vẫn lạc quan trở về quê và đợi ngày trở lại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Những ngày nghỉ lễ vừa qua đã chứng minh cho thấy rằng người dân Việt Nam đang sống trong một tinh thần phấn chấn vì ở đâu cũng kín chỗ, mọi nơi đều đông nghẹt du khách nội địa.

Cũng theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, các chính sách giải cứu nền kinh tế của Chính phủ được xem là “liều kháng sinh cực mạnh” và đang đi đúng quỹ đạo định sẵn, đang được thực thi với tinh thần đồng lòng cao nhất từ nhiều phía. Từ quý III-2007 đến quý I-2009 doanh nghiệp (DN) trong nước đang vượt qua một cuộc sàng lọc khắc nghiệt nhất. Chính phủ đang tiếp tục đưa ra những “liều kháng sinh” khác để hỗ trợ DN trong nước ổn định trước tình hình các chính sách kinh tế vĩ mô thay đổi quá nhanh. Tái cấu trúc DN trong nước để chuẩn bị cho giai đoạn hậu khủng hoảng là một việc nên bàn. DN Việt Nam nên biết tận dụng các gói kích cầu của Chính phủ để thay đổi bộ mặt sản xuất - kinh doanh hiện nay, tạo đà cạnh tranh lạc quan tốt hơn trong thời gian tới. Chúng ta đã nhìn thấy được một phần kết quả là nền kinh tế không bị suy sụp, không bị chạm đáy của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Một thành công đáng ca ngợi là Việt Nam không có ngân hàng nào bị sụp đổ hay sáp nhập theo hiệu ứng domino của nền kinh tế, mức thanh khoản đã trở lại bình thường, kiềm chế lạm phát tốt và kinh tế vĩ mô được giữ vững, ông Lịch khẳng định.

Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập Kinh tế quốc tế (Bộ Ngoại giao), cho biết: Chúng ta nói đến “cầu”, nhưng bây giờ là cầu của toàn khu vực chứ không phải là chỉ cầu trong nước. Vì vậy, Việt Nam cần phải hội nhập hơn nữa, không chỉ về thương mại mà còn cả về dịch vụ và đầu tư. Gói kích cầu thứ hai mà Chính phủ vừa ban hành là rất cần thiết vì mở rộng đối tượng được hỗ trợ, nhất là hướng tới nông thôn. Đây là một hướng đi hết sức đúng đắn bởi khu vực nông thôn luôn chịu thiệt thòi nhiều nhất. Hỗ trợ nông thôn, nông dân là cách kích cầu có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng bởi đây là khu vực có nhu cầu cao nhưng khả năng thanh toán thấp.

Tập trung cho thời kỳ hậu khủng hoảng

Ông Mark Kent, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, cho rằng lúc này chúng ta nên tập trung thật nhiều đến con đường của thời kỳ “hậu khủng hoảng” chứ đừng bàn nữa đến những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vì dù muốn hay không nó cũng đã và đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Còn quá sớm để tin tưởng rằng các nước trong 2 châu lục Á và Âu có thể vực dậy từ giai đoạn khó khăn này. Các dự báo vừa được đưa ra hiện nay cho thấy cuộc khủng hoảng còn tiếp diễn ở những quy mô khác nhau mà không một nước nào có thể lường trước được. Chẳng hạn như sự kiện mới nhất đang xảy ra buộc mỗi nước phải tập trung giải quyết đó là tình trạng cúm H1N1 đang lan rộng trên toàn cầu. Chính điều này sẽ làm cho nền kinh tế các nước càng lâm vào khủng hoảng và chính sách phát triển kinh tế tiếp tục bị thay đổi...

Theo ông Mark Kent, trong giai đoạn này các nước phải đưa ra những chính  sách phục hồi kinh tế dựa trên nền tảng giảm thiểu lượng khí thải carbon làm ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố cho thấy Việt Nam đang bị xếp vào nhóm nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mực nước biển dâng cao. Chính điều này sẽ kiềm hãm sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai không xa. Một khía cạnh khác không kém phần quan trọng là hiện tại hầu hết các nước trong khu vực đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn cho đầu tư mới, đây là yếu tố rất quan trọng để mỗi nước tự cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư. Do đó, chính phủ cần mạnh tay trong việc chống tham nhũng, hạn chế triệt để hiện trạng tham ô, nhũng nhiễu. Đồng thời, đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đối với những nước mới nổi như Việt Nam. Chính phủ cũng cần lắng nghe và làm việc với DN nhiều hơn nữa để tìm ra giải pháp vực dậy nền kinh tế. Các gói kích cầu là biện pháp tốt nhất lúc này nhưng trước hết phải ưu tiên dành cho các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ nhằm sớm tạo ra sự đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh và cạnh tranh.

 

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Kích cầu ở điểm “nút” và tập trung cho dài hạn

Xu hướng khó khăn và các vấn đề cơ cấu nghiêm trọng của nền kinh tế đã bộc lộ trước khi có tác động khủng hoảng nên khó khăn hiện tại là sự cộng hưởng. Trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam có “bộ giảm sốc” tốt, có khả năng phục hồi nhanh nên không quá lo ngại cho các vấn đề cấp cứu ngắn hạn, chỉ cần tập trung “kích cầu” ở một số điểm nút. Khủng hoảng qua đi, các điểm yếu cơ cấu vẫn còn lại, thậm chí nghiêm trọng hơn. Đó là nguy cơ lớn nhất.

Định hướng chiến lược ứng phó cho Việt Nam là cần tập trung hơn cho các vấn đề dài hạn, hậu khủng hoảng như đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tiền lương, khu vực doanh nghiệp Nhà nước, trọng điểm là các tập đoàn kinh tế Nhà nước, giải tỏa các nút thắt tăng trưởng, thanh lọc các doanh nghiệp yếu kém, ngăn chặn thất nghiệp, cứu doanh nghiệp và hạn chế thâm hụt ngân sách. Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, nguồn nhân lực chất lượng thấp, công nghiệp phụ trợ kém phát triển, hệ thống thị trường không đồng bộ, hệ thống doanh nghiệp yếu kém... Vì vậy, chúng ta cần phải phát triển nhanh bền vững, thoát khỏi tụt hậu phát triển, không rơi vào “bẫy” thu nhập trung bình và đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Phải lựa chọn một số trọng điểm đột phá vùng (với cơ cấu ngành phù hợp), chọn 3 - 4 vùng đột phá, dưới hình thức xây dựng các đặc khu kinh tế hay khu kinh tế tự do... Ưu tiên thúc đẩy phát triển 2 khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc và TP.HCM. Đồng thời, cải cách giáo dục - đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, phát triển mạnh một số lĩnh vực khoa học - công nghệ, phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ phát triển các làng nghề...

KỲ TÂN

 

 

(Theo TRUNG ĐỒNG // Báo Bình Dương)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam trong 3 năm tới ?
  • Doanh nghiệp FDI vẫn phải "gõ cửa" xin giải quyết!
  • Trung Quốc và đồng đô la Mỹ
  • Ngân hàng đối thoại với doanh nghiệp
  • IMF: Cần gói kích thích và "dọn sạch" ngân hàng
  • IMF lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
  • Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ kim cương lớn nhất thế giới!
  • UNCTAD: Việt Nam là tấm gương về thu hút FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!